Các chuyên gia công nghệ nói gì về cách xử lý smartphone bị rơi vào nước? Và bạn không nên làm gì để tránh làm hỏng chiếc smartphone của bạn? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Hiện nay đang bước vào mùa mưa bão, một số người bất cẩn làm rơi điện thoại xuống nước hoặc đi mưa bị ướt điện thoại. Không ít người đã khóc dở mếu dở vì xử lý không đúng cách khi chiếc smartphone bị vô nước. Nếu gặp các trường hợp đó, bạn nên bình tĩnh xử lý từng bước để “cấp cứu” smartphone, trước khi nghĩ đến việc phải đi ra ngoài sửa chữa hoặc mua mới.
1. Tháo pin. Nước là chất dẫn điện rất tốt. Vì vậy, khi di động dính nước, việc đầu tiên nên làm là tháo pin càng nhanh càng tốt. Nếu không có pin hoặc không được gắn với thiết bị điện nào đó, các bảng mạch bên trong di động sẽ an toàn hơn.
2. Tháo SIM. Danh sách liên lạc có thể là thứ quan trọng nhất cần cứu. Ngoài ra, SIM điện thoại có thể còn cả những dữ liệu khác. Để cứu SIM, chỉ cần lau sạch sim bằng giấy hoặc khăn khô. Sau khi tháo SIM ra, nên nhớ đừng để SIM dưới ánh nắng trực tiếp.
3. Giũ nước bám trên di động. Sau khi di động bị dính nước, nên lắc điện thoại để giũ bỏ nước bám. Không nên dùng khăn vì như vậy nước có thời gian để ngấm vào di động.
4. Sử dụng giấy lụa hoặc giấy báo. Nếu không có giấy lụa, có thể dùng giấy báo để thấm nước. Trong trường hợp không có cả hai loại giấy trên, có thể dùng khăn khô hoặc thậm chí cả áo lót.
5. Sử dụng bông ngoáy tai. Có một số vùng bên trong di động không thể dùng ngón tay để lau nước, thay vào đó bạn có thể dùng bông ngoáy tai.
6. Sử dụng tăm. Dùng cái tăm có cuộn tý bông hoặc giấy lụa ở đầu để có lau nước ở những rãnh hẹp trong di động. Nên để ý đừng để giấy lụa hoặc thấm ước nước tắc ở những rãnh hẹp trong di động.
7. Để di động dưới ánh nắng. Nếu không có thời gian sấy khô, sau khi lau sạch nước trong di động bằng giấy hoặc khăn khô, bạn có thể để di động đó ở chỗ có ánh mặt trời như cửa sổ nhưng không nên để quá lâu. Hoặc bạn có thể sử dụng chất làm khô để hấp thụ hơi ẩm bám lại bên trong di động.
8. Dùng cồn. Nếu di động rơi vào nước muối, dùng các biện pháp trên có thể hình thành các tinh thể (chất muối) đọng lại trên bảng mạch của di động. Để loại bỏ các tinh thể muối, có thể dùng vải thấm chút cồn lau nhẹ lên bo mạch. Đừng đổ cồn trực tiếp lên những khu vực này và cũng đừng lắp pin đến khi vẫn còn mùi cồn.
9. Dùng bóp hơi. Nếu có sẵn cái bóp hơi_bộ nén khí (dùng để thổi bụi máy tính), bạn có thể dùng nó để thổi nước bám bên trong di động, nhất là ở những khe hẹp. Nhưng đừng nghĩ đến việc đi mua nó từ cửa hàng, vì bạn không có nhiều thời gian như vậy trong trường hợp khi cứu di động bị dính nước.
3 điểm lưu ý nên tránh khi di động rơi vào nước
1. Đừng đặt di động vào tủ lạnh. Nhiều người nghĩ rằng đặt di động ướt vào tủ lạnh có thể làm khô hơi ẩm. Nhưng thực tế, cách này không có tác dụng bởi hầu hết các tủ lạnh là tự động và cách này có thể làm hại đến di động bị ướt.
2. Đừng dùng máy sấy tóc. Bạn có thể dùng máy sấy tóc để làm khô di động nhưng hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm nhập vào sâu bên trong di động. Như vậy, có thể làm hư thêm các thành phần và bảng mạch điện bên trong. Bạn cũng nên nhớ đừng hong khô pin bằng hơi nóng từ máy sấy tóc. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị nổ.
3. Đừng dùng di động nếu màn hình vẫn còn mờ. Màn hình mờ cho thấy di động đó vẫn còn có dấu hiệu của hơi ẩm bên trong. Nếu màn hình của di động bị ướt nước vẫn mờ thì bạn không nên lắp pin hay cắm sạc. Nên để di động ở trạng thái không sử dụng thêm vài ngay đến khi hơi ẩm bên trong màn hình hết hẳn.
Cuối cùng thử kiểm tra
Sau khi bạn đã làm khô điện thoại, hãy lắp pin và các phụ kiện khác vào và bật nguồn. Nếu điện thoại khởi động bình thường thì nó đã bình an vô sự. Nếu thấy không lên nguồn, hãy thử sạc trong một vài phút hoặc thay viên pin khác. Tất cả mọi biên pháp nếu không giúp chú dế “hồi sinh” thì có lẽ bạn nên sắm cho mình một chiếc điện thoại khác.
Bị dính nước là một sự cố rất không tốt cho các thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng. Những thiệt hại do nước thường khá nghiệm trọng và phức tạp. Điều quan trọng nhất là bạn cần cẩn thận hơn khi sử dụng, hoặc nếu không tốt nhất hãy sắm cho mình những chiếc smartphone có thể chống nước.
- Xuân Trường: Triệu phú từ cây lúa
- Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
- Nhà thờ Giáo họ Hạ Linh – Xuân Trường Nam Định
- Trực Chính – Trực Ninh: Ngán ngẩm mỗi khi đi qua ‘con đường đau khổ
- Phân luồng giao thông dịp chợ Viềng Xuân 2016
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- 4 vương cung thánh đường ở Việt Nam
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Ngồi hút thuốc uống trà, suýt chết vì ô tô mất lái phi vào nhà
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Nam Định sắp khai trương siêu thị Co.opmart đầu tiên
- Nam Định: Truy tìm nhóm côn đồ cầm kiếm tự chế vào nhà dân đập phá tài sản
- Để tránh nạn ‘cướp lộc’, đền Trần sẽ thu dọn đồ cúng ngay sau lễ
- Thực hư việc xuất hiện biển số 000.00 tại Nam Định
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Đề xuất làm cao tốc 12.500 tỷ đồng qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
- Sắp làm đường cao tốc đi qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
- Phố cổ thành Nam
- Nam Định: Hồi kết của một lời nguyền ‘độc địa’ từ tranh chấp dòng sông
- Những hình ảnh về ‘phù thủy’ kèn đồng Nam Định
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống