Lớp học miễn phí của cô giáo xương thủy tinh nặng 15kg diễn ra tại căn phòng chưa đầy 10 m2 ở vùng quê Nam Định.
Chân phải ngược lên bụng ngay khi lọt lòng
Chúng tôi tìm về thôn Trại 4 gặp Nguyễn Thị Ngọc Tâm (SN 1990) trú tại Trại 4, xã Yên Quang, Ý Yên, Nam Định Tâm vào trưa 16/11. Trong căn phòng rộng chưa đầy 10m2, Tâm đang say sưa giảng bài cho các em học sinh.
Tâm kể, ngay từ thủa lọt lòng, em đã bị mắc bệnh xương thủy tinh, một chân phải bị ngoặt lên bụng, không thể duỗi thẳng. Cũng kể từ đây, mẹ Tâm, một công chức nhà nước làm việc tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định xin nghỉ làm về nhà chăm sóc con. Còn bố Tâm vẫn tiếp tục công việc giảng dạy tại trường để có thêm kinh phí chữa trị cho Tâm.
Đến năm 2 tuổi rưỡi, Tâm được bố mẹ đưa lên bệnh viện nhi Thụy Điển phẫu thuật, lúc này chân đã có thể duỗi nhưng Tâm vẫn không thể đi lại. Đến tuổi đi học, Tâm khao khát được đi học, được cắp sách đến trường mỗi ngày.
Thương con, bố mẹ quyết định cho Tâm đến trường. Ngày ngày, bố mẹ Tâm thay phiên nhau chở con đến trường trên con đường quê ngoằn ngoèo, nhiều chắp vá, cách nhà 2km. Bố mẹ Tâm thấy con ham học cũng thở phào, hạnh phúc. Học hết lớp 9, vì sức khỏe yếu, trường cấp ba quá xa nhà nên Tâm đành phải nghỉ học ở nhà…
27 tuổi, nhưng Tâm chỉ nặng 15kg, cao chưa đầy 1m. Không những vậy, càng lớn Tâm lại bị thêm nhiều bệnh khác như tim, phổi, phế quản, dạ dày khiến sức khỏe cô mỗi ngày một yếu. Tâm cũng cho hay, ngày nào cũng vậy em phải uống rất nhiều loại thuốc khác nhau và dần dần việc uống thuốc nhiều hơn ăn cơm đã không còn xa lạ gì đối với với cuộc sống của Tâm.
“Do mắc căn bệnh xương thủy tinh nên em rất hay bị gãy xương phải bó bột. Đến bây giờ em không thể nhớ rõ mình đã gãy xương bao nhiêu lần nữa vì nó xảy ra quá nhiều lần. Chỉ cần em hoạt động mạnh một chút là xương cũng sẽ bị gãy. Thậm chí, có lần gia đình đưa em lên Bệnh viện Nhi Hà Nội tháo bột về tới gần nhà xương lại tự động gãy. Lúc đó, bố mẹ em lại phải đưa em đến bệnh viện Nam Định bó bột thêm một lần nữa”, Tâm kể.
13 năm dạy học miễn phí cho học sinh
Tuy thân thể bị bệnh tật hành hạ nhưng nghị lực vượt lên số phận của Tâm khiến nhiều người phải nể phục. Trong suốt 9 năm học, Tâm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Niềm đam mê, ao ước trở thành cô giáo ngay từ nhỏ, do vậy, năm lớp 6 Tâm đã nghĩ đến việc dạy kèm các em học sinh nhỏ tuổi hơn mình. Thấy việc làm ý nghĩa, bố mẹ Tâm đã ủng hộ và dành căn phòng rộng gần 10 m2 cho Tâm làm phòng dạy học. Căn phòng tềnh toàng, với 3 không “không phấn, không bảng, không bục giảng” nhưng luôn đầy ắp sự yêu thương, rộn tiếng cười.
“Em nhận dạy kèm cho học sinh cấp 1 và cấp 2. Mỗi giờ giảng dạy, em củng cố lại kiến thức môn học cho các em, cho học sinh làm bài tập, tập đọc và mở rộng ra những dạng bài nâng cao, làm đề cương. Em biết đến đâu, sẽ cố gắng chỉ cho các em đến đó. Chỗ nào em chưa hiểu lại lên mạng tìm hiểu và giải đáp cho học sinh”, Tâm nói.
Gần 13 năm qua, bất kể mưa gió, ốm đau Tâm vẫn kèm cặp các em học sinh học trong vùng giúp. Nhiều phụ huynh chia sẻ hoàn cảnh với Tâm, muốn đóng góp tiền học nhưng Tâm đều từ chối nhận không thu học phí.
Trung bình mỗi ngày Tâm đều dạy 2 ca sáng và chiều. Buổi sáng Tâm dạy cho các em học cấp 1, buổi chiều Tâm dạy cho học sinh cấp 2 mỗi ca khoảng từ 10-15 em. Cao điểm nhất là vào mùa hè, số học sinh có thể lên tới hơn 20 em nên Tâm phải dạy thêm một ca vào buổi tối. Nhiều em từng được em kèm cặp đã đỗ vào các trường Đại học danh tiếng tại Hà Nội. Một số học sinh nhỏ khác cũng được chọn vào trong các đội tuyển đi thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh.
Đầu năm 2017, Tâm quyết định thành lập quỹ học bổng “Ngọc Tâm thủy tinh”, với mục đích nhận được sự ủng hộ của mọi người có thêm kinh phí mua sách vở tặng các em học sinh giỏi sau mỗi kỳ học.
“Mới đây đoàn đồng hương quê ở huyện Ý Yên hiện đang làm việc tại Đài Loan có gửi về quỹ này số tiền 9,2 triệu đồng. Do bộ bàn ghế cũ hư hỏng nên em đã quyết định dùng số tiền này và bù thêm một ít nữa vào đóng bộ bàn ghế bằng inox mới để các em học sinh ngồi học được thoải mái, chắc chắn hơn. Em mong rằng sắp tới sẽ có nhiều người ủng hộ quỹ này để giúp ích cho các em nhỏ có hoàn cảnh nghèo vượt khó, các em khuyết tật”, Tâm bộc bạch.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
- Nhà Thờ Đổ Nam Định Qua Flycam
- Nam Trực: Làng nghề khăn xếp độc nhất vào vụ Tết
- Trăn về ‘ngự’ tại ngôi đền ở Nam Định, mặc khua chiêng gõ trống vẫn ‘mắc võng nằm chầu’
- Đầu bếp đầu tiên mang phở ra Trường Sa
- Kỳ lạ chuông cổ 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
- Nguy cơ thất truyền làng nghề ươm tơ Cổ Chất
- Học đại học 3,5 năm, cô gái xinh đẹp trở thành thủ khoa trường Kinh tế Quốc dân
- Khai ấn đền Trần Nam Định bắt nguồn từ đâu?
- Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
- Tránh ô tô tải sang đường, xe khách tuyến Nam Định-Lào Cai lao thẳng vào quán cơm
- Nam Định: Xác minh một thi thể không đầu dạt vào bờ biển
- Làm rõ đoàn xe quá khổ “khủng” lọt trạm cân ở Nam Định
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Phát hiện thiết bị lạ có nhãn “made in China” giấu trong mũ trẻ em
- Bão số 7 “nuốt” áp thấp nhiệt đới, miền Bắc sắp mưa to
- Yếu tố cấu thành Tội cho vay lãi nặng và hình phạt?
- Vụ trụ cột điện “trộn đất”: Có thể xử bằng hình thức cao nhất
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Nam Định
- Trực Ninh: Nét độc đáo của cây cầu Mái Lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam
- Lịch cắt điện ở Nam Định từ 11/6 đến 16/6
- Nam Định cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết từ bệnh nhân ngoại lai
- Hồ sơ chính sách giả: Tố cáo quyết liệt – Trả lời qua loa