“Bọn họ gói ghém vài thứ dư bàn họ với bàn bên cạnh về, nói chung thì cũng kín mà tớ thấy kỳ quá, mọi người nghĩ gì về chuyện này?”.
Từ lâu, chuyện gói phần mang về khi đi ăn cỗ đã trở thành một nếp văn hóa của bộ phận người Việt. Các cụ vẫn hay bảo “được ăn, được nói, được gói mang về” là vậy. Dĩ nhiên, phần mang về ở đây không phải là đòi hỏi gia chủ đám cưới phải để thêm những phần dôi dư để khách cầm về, mà là khách chủ động dọn dẹp thức ăn còn thừa lại trên mâm mình ăn, và các mâm lân cận, nếu thực khách bên kia không cầm về. Nhưng khoan bàn về tính hay – dở – đẹp – xấu của nó bởi “đất quê lề thói”, mỗi vùng, mỗi miền, mỗi khu vực đều có một cái nhìn khác nhau về phong tục này. Nhưng không may mắn rằng, có những người trẻ, sinh ra khi đất nước đã qua thời gian khó, không được tiếp xúc hay biết nhiều về cái văn hóa trên nên khi gặp phải đã có phản ứng gay gắt.

Câu chuyện ăn cỗ cưới mà gói phần mang về được một cô nàng chia sẻ lên một hội nhóm có rất đông thành viên trên mạng xã hội. (Ảnh: Facebook)
“Mọi người nghĩ gì về việc đàn ông con trai đi ăn đám cưới mà gói đồ dư mang về? Hôm nay tớ đi ăn đám cưới ngồi chung bàn với mấy thanh niên, có anh kia tầm 26, cuối buổi thấy bàn bên dư nên mang một món về bàn mình bỏ bì nilon, xong bên nấu tiệc họ ngồi canh bàn đó, ngồi im 1 hồi rồi qua xin lại, ảnh cũng vui vẻ, xong cả bọn họ gói ghém vài thứ dư bàn họ với bàn bên cạnh về, nói chung thì cũng kín mà tớ thấy kỳ quá, mọi người nghĩ gì về chuyện này?”.
Tất nhiên, câu chuyện này được đăng tải chưa bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người trong hội nhóm và thậm chí nó đã nổ ra một cuộc tranh cãi giữa các thành viên với nhau. Chẳng hạn như anh chàng Nam Tuấn cho rằng, việc đi ăn cỗ đám cưới mà còn xin bịch nilon để mang về là cổ hủ, lạc hậu: “Không biết mọi người nghĩ sao, chứ mình thấy sao sao, rất quê và lạc hậu. Thời này đâu còn đói khát gì đến mức phải xin thức ăn thừa mang về đâu?”.

Những bình luận của cộng đồng mạng.
Tuy vậy, giữa những bình luận phản đối trên thì cũng có rất nhiều bình luận cho rằng, ăn cỗ mang phần về không có gì là xấu, đó là một nét văn hóa của người Việt, ai thích mang về thì mang không sao cả, vì thực chất họ chỉ mang về đồ thừa, còn ai không thích thì không mang, mọi chuyện đơn giản mà. Anh chàng Đỗ Minh Thắng bình luận như sau:
“Quê mình, cỗ bàn họ để sẵn túi nilon, nhất là các bà các mẹ, chỉ ăn mấy món rau dưa thôi, còn xôi, thịt… chia đều mang về cho con nít ăn. Mình ngồi bàn bên cạnh cũng dồn đồ sang cho các mẹ mang về. Mình nghĩ nó cũng bình thường thôi mà. Vì đồ thừa thật ra để gia chủ cũng đâu ăn hết, bỏ thì phí”.

(Ảnh minh họa)
Quả thật, đúng như bình luận trên nói, thời nay, chuyện gói thức ăn mang về khi đi ăn cỗ có thể bị coi thường vì tính chất lạc hậu, nhưng chính cái lạc hậu đó hồi xưa đã làm no bụng biết bao nhiêu đứa trẻ con trong giai đoạn khó khổ. Những người mẹ, người bà ngày đó vì thương con, vì muốn con ăn được một miếng thịt được gói cẩn thận trong chiếc lá chuối, muốn thấy một nụ cười toe toét hào hứng của những đứa trẻ suốt ngày phải ăn cơm độn với khoai theo tỉ lệ 1 gạo 3 khoai, mà phải chay miệng gói phần về cho con, mặc cho cái bụng của mình cũng đang cồn cào vì đói.
Vì vậy, theo mọi người, rốt cuộc như thế kiểu văn hóa kia thực chất có phải là lạc hậu, kém văn minh hay không? Trong khi định nghĩa văn minh tối giản và nguyên bản của bất kỳ xã hội nào cũng phải xuất phát từ tình yêu thương.
Loại văn hóa đó, xuất phát và hình thành như vậy, kéo dài cho đến ngày nay và đã ăn sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ, để bây giờ, khi cuộc sống đã đủ đầy nhưng một người chị, người mẹ, người bà hay là đám thanh niên trong câu chuyện trên mang thức ăn thừa về, hoặc cho con cho cháu, hoặc bản thân mình, hoặc cho một đứa trẻ đầu đường xó chợ nào đó có cái bỏ bụng sau những lần sấp ngửa bàn tay xin tiền của người qua đường. Suy cho cùng, nó cũng đã làm đúng mục đích là “ăn”, ăn thức ăn thừa, vậy thì nó có đáng trách và đáng phải bị lên án là lạc hậu, rẻ tiền hay không?
Thời nay, dù cho còn rất ít người coi trọng miếng ăn như xưa nhưng thiết nghĩ việc đi đám lấy phần như một ước lệ rất đáng yêu. Nó không chỉ là một tục lệ phát xuất từ tình thương của người đi ăn cỗ dành cho người ở nhà. Nó còn là một mối liên kết văn hóa mà ngay cả người trong cuộc cũng không thể cân – đo – đong – đếm. Chưa kể, xét về một chiều sâu hơn ở bối cảnh, điều kiện hình thành như phía trên đã đề cập thì cái lệ ăn cỗ mang phần đem về này còn có cả những nét đáng thương nữa mà. Mà thời nào thì thời, việc trân trọng thức ăn, trân trọng của ngọc thực còn đồng nghĩa với trân trọng thiên nhiên và công sức của người mua, người nấu đồ ăn nữa.
Theo Thời đại
- Trai đảm Nam Định ‘thoát ế’ nhờ tự tay may áo tặng bạn gái
- Yêu 6 năm, kết hôn 2 tháng, cặp đôi này vẫn ‘thiếu nợ’ lời cầu hôn
- Cách làm nem nắm – đặc sản Nam Định thơm ngon
- Choáng với biệt thự trăm tỷ của đại gia ngành dệt Nam Định
- Nam Định: Bà mẹ trẻ mất việc, mất chồng chỉ vì… nặng gần 100kg
- Biển Thịnh Long chính thức khai mạc du lịch biển 2016
- Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
-
Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 1 cách Nam Định 150km
-
Hoa hậu Kỳ Duyên đánh mất những gì sau scandal hút thuốc?
-
Vợ mang bầu mất tích hơn 30 ngày, chồng mòn mỏi tìm kiếm khắp nơi
-
Hàng loạt cột điện đổ ở Nam Định: Người dân nghi ngờ là dễ hiểu
-
Bãi rác “hành” dân ở Nam Định: “Ngủ phải đeo khẩu trang, ăn phải mắc màn tránh ruồi”
-
Làng làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định
-
Nam Định: Lập tức chuyển công tác nữ điều dưỡng bỏ mặc bệnh nhân
-
Bệnh nhân chết bất thường khi cắt a-mi-đan: Vì sao phải hỗ trợ kinh phí mai táng?
-
Nam Định: Nam thanh niên bị tai nạn tử vong nghi do đơn vị thi công kè ẩu?
-
Nam Định:Cty điện lực từ chối tiếp PV về việc cột điện đổ hàng loạt
-
Độc đáo ngôi chùa cổ lai thánh đường Công giáo ở VN
-
Cần làm rõ trách nhiệm vụ ‘chạy chế độ’ ở Nam Định (3)
-
Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
-
Sống cạnh bãi rác, hàng ngàn hộ dân ở Nam Định kêu cứu