Theo chủ sở hữu cây sanh cổ nhất châu Á, đã phải đổi 8 lô đất trị giá vài triệu đô la theo giá quy đổi hiện tại.

Tác phẩm sanh “Mộc thạch nghênh phong” hiện thuộc sở hữu của một giám đốc công ty có tiếng ở Hoàng Mai (Hà Nội).

Cây sanh “Mộc thạch nghênh phong” cao 3m, trồng trong một chiếc chậu có kích thước lớn. Chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m

Cây sanh ôm đá nghệ thuật này được chủ nhân cho biết có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc, thời phong kiến, nó đã trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm cùng kiếp nhân sinh. Dấu tích của thời gian chính là sự tương giao hòa hợp giữa cây và đá nương tựa vào nhau trường tồn cùng thời gian.

“Thời điểm mua cây sanh này tôi phải đổi 8 lô đất ở Hà Nội, nếu quy đổi giá trị hiện tại phải vài triệu đôla, tôi mua cây cách đây gần 20 năm”, chủ nhân của cây sanh cho biết.

Theo giải thích của chủ nhân cây sanh, sanh cổ được uốn theo thế “Mộc thạch nghênh phong”. Tại sao lại là “Mộc thạch nghênh phong”? Vì cây sanh này có một bộ rễ ôm đá mà thế đứng làm cho cây và khối đá dưới chân gắn chặt vào nhau như đưa toàn thân vươn lên cùng nghênh đón gió.

Nếu nhìn thoáng qua mặt trước của tác phẩm thì dễ nhầm tưởng đây là cây không thân, chỉ có hai cành tỏa về hai hướng, có rễ phụ phun ra tua tủa tạo thành lớp màng ôn trọn lấy viên đá.

Đây là tác phẩm phải quan sát tứ diện mới thấy hết được giá trị và vẻ đẹp của nó. Nhìn từ phía thì phần thân chính chạy thành một dải kết bện thành mảng lâu ngày đã quyện vào đá, chỉ còn lại một phần rất nhỏ nổi bề ngoài.

Dấu tích này cho thấy, rất có thể ban đầu đây là một cây sanh được dùng để ký vào hòn non bộ. Lâu ngày phần rễ đã phát triển dần và đến ngày nay gần như đã “nuốt trọn” hòn non bộ, thành cây sanh ôm đá nghệ thuật rất độc đáo.

Sự “chấm phá” đầy ý đồ nghệ thuật ở tác phẩm này chính là việc tạo bộ tay tán vươn ra các hướng với các trường độ cao cấp khác nhau, vừa để “nghênh phong” đón gió vừa khéo léo biến khối đá nằm ở chính giữa tương giao với bộ bệ rễ bao quanh kết thành thân chính ngày càng hài hòa hợp nhất với nhau.

Màu của rễ hòa quyện vào màu của đá thành một màu mà chỉ những cây xanh cổ thực sự mới có được.

Xét theo mẫu vật lấy tại cành nhánh của cây sanh này cho số tuổi khoảng 165 năm tuổi.

“Về tổng thể tác phẩm được tạo tác theo phong cách chơi cây cảnh nghệ thuật truyền thống của miền Bắc nên rất coi trọng: “Phô thân, khoe lá, lộ căn cốt”. Tác phẩm này chỉ cần thêm một thời gian ngắn khi bộ tay tàn, dăm chi lá hoàn thiện thì đây là tác phẩm sẽ hội tụ được đầy đủ các yếu tố Cổ, Tinh, Linh, Quái của một phẩm cây cảnh nghệ thuật”, chủ nhân của tác phẩm cho hay.

Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “Cây sanh ôn đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á” vào ngày 18/12/ 2010.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
- Nhà Thờ Phú Nhai – Vương Cung Thánh Đường
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
- Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
- Nam Định: Mùa xuân về miền chầu Văn
- Cột cờ Nam Định – Niềm kiêu hãnh của người dân Thành Nam
- Giao Thủy: Nàng dâu là giám đốc chính thức lên tiếng sau bức hình rửa 50 mâm bát gây tranh cãi
-
Nam Trực: Làng ” nghề phở “
-
Nguồn gốc của Phở Nam Định
-
Nam Định: Vừa bước ra từ quán ăn, nam thanh niên bị nhóm đối tượng đâm gần đứt đôi thận trái
-
Từ Nam Định lên Hà Nội thăm bạn, “tiện tay” lấy trộm xe máy của… bà bán cá
-
Khánh thành cầu Tân Phong trên Quốc lộ 21B tỉnh Nam Định
-
Nam Định: Thủ phạm vụ ‘cố ý gây thương tích’ tại xã Mỹ Xá là ai?
-
Noel xứ đạo Bùi Chu
-
Di tích đền Thượng Lao, đền Xối Thượng và hai vị Đại khoa đời Trần
-
Nam Định: Đứng chờ đèn đỏ bị xe đầu kéo đâm tử vong
-
Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
-
Tâm sự nghẹn đắng của mẹ nữ sinh lớp 11 mất tích ở Nam Định
-
Nam Định: Tài xế ô tô bỏ trốn sau khi gây tai nạn chết người
-
Nam Định: Mở cao điểm kiểm tra điều kiện an toàn xe khách
-
Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
-
Giang hồ 9X đâm chết người trong đám cưới ở Nam Định