Với bề dày lịch sử gần 900 năm, làng nghề đúc đồng tại thị trấn Lâm (Ý Yên, Nam Định) đã tạo ra nhiều thế hệ nghệ nhân và thợ đúc tài hoa cùng với những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó phải kể tới pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” nức tiếng cả nước.
Nhắc đến Ý Yên (Nam Định), nhiều người nghĩ ngay đến những làng nghề có bề dày truyền thống, trong đó không thể thiếu làng nghề đúc đồng Vạn Điểm. Đây là làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm với rất nhiều những sản phẩm tinh xảo được tạo ra như: Lư hương, đỉnh trầm, nồi, chảo, mâm, tượng phật…
Ngày nay khi được lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha để lại qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã biết áp dụng khéo léo khoa học kĩ thuật và đôi bàn tay tài hoa để tạo nên những sản phẩm lớn, độ chính xác cao và phức tạp.

Những bức tượng đồng “Hưng Đạo Đại Vương” trong một khu xưởng
Ngoài ra, người thợ nơi đây luôn tự hào khi nhắc tới những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương”được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau. “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” là hình ảnh của một vị anh hùng dân tộc được nhân dân rất khâm phục và kính trọng.

Sau khi trộn đất các nghệ nhân sẽ tạo khuôn

Khâu trộn đất làm khuôn đúc
Công việc nào cũng đòi hỏi sự vất vả, đòi hỏi kỹ thuật cao từ đôi bàn tay người thợ. Theo những thợ nghề lâu năm tại đây, để tạo ra một pho tượng, cần trải qua tất cả là 4 bước. Bước thứ nhất là làm khuôn, bước thứ hai là đánh sáng, bước thứ ba là khảm tam khí và bước cuối cùng đó là làm màu.

Một chiếc khuôn khô hoàn thiện
Ngay từ bước đầu tiên là làm khuôn, người thợ phải chuẩn bị 2 loại đất: đất tạo nét – đó là đất sét vàng trộn với chấu đã được đốt và nghiền nhuyễn giúp giữ những đường nét cho pho tượng.
Loại đất thứ 2 đó là đất sét vàng trộn với chấu sống để tạo độ dẻo đắp bên ngoài lớp đất tạo nét. Sau hai lớp đất đó là một lớp sắt để chia khuôn thành hai mảng riêng biệt, nó được uốn theo các đường nét của pho tượng, nó giống như sương sống để giữ cho các đường nét được chính xác.

Nồi nấu đồng
Điều đó đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như kinh nghiệm của những người thợ lâu năm nơi đây. Được biết để tạo ra một pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” trải qua bao nhiêu bước làm thì phải trải qua bấy nhiêu người thợ. Nghĩa là mỗi người thợ làm một bước chứ một người thì không thể tạo nên một pho tượng hoàn chỉnh.
Sau các công đoạn trên người thợ nấu đồng và đổ vào khuôn, theo kinh nghiệm thì luôn luôn phải đổ theo chiều hướng từ dưới lên trên để cho đồng được đều. Nguyên liệu sử dụng để đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” là loại đồng đỏ.

Sau quá trình nấu đồng bỏ vào khuôn sẽ ra sản phẩm
Theo anh Phạm Văn Định, để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được. “Tất cả những điều đó tạo nên sự khác biệt, độc đáo của làng nghề đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” ở Ý Yên”.
Theo một số người thợ chia sẻ để làm xong một pho tượng hoàn chỉnh với những đường nét tinh xảo, sắc nét có thể bày bán thì phải trải qua khoảng 10 ngày vì trong tất cả các khâu đều đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận.

Công đoạn làm nguội tạo hình mặt của Hưng Đạo Đại Vương rất cầu kỳ và khó khăn
Nhưng dù có làm như thế nào đi chăng nữa vẫn phải nổi bật lên khí phách của một người anh hùng trên những pho tượng cũng như phải giữ được nguyên dạng, tính chất của đồng. Để làm màu cho những pho tượng, người thợ đun sôi dung dịch sunfat đồng theo tỷ lệ màu mà khách yêu cầu rồi “tắm” cho tượng.
Sau khi “tắm” thì màu đồng của tượng sẽ tối đi và những đường nét khảm tam khí sẽ được sáng lên. Khi lớp làm màu đã khô, các nghệ nhân phủ một lớp nhũ bóng cuối cùng lên tượng để tránh vân tay cũng như tránh bay mất mầu khi trưng bày cũng như khi động vào nhiều.
Để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được
Ông Dương Bá Tuyên, một người thợ với thâm niên chuyên làm “nguội” những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” cho cả làng nghề đúc chia sẻ: “Riêng tượng Hưng Đạo Đại Vương ở đây sản xuất quanh năm nhưng chủ yếu đông nhất vẫn là thời điểm đầu năm và cuối năm.
Tượng được phân phối rộng khắp cả nước và được suất đi cả nước ngoài. Mỗi sản phẩm chính là sự tâm huyết và lòng nhiệt thành từ đôi bàn tay người thợ làng Vạn Điểm tạo nên. Đi đâu người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đây là tượng được đúc ở Ý Yên bởi sự độc đáo khó lẫn vào các sản phẩm của nơi khác làm.”
(Theo Dân Trí)
- Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ/năm nhờ nuôi gà siêu trứng Brown hướng VietGAP
- Giới thiệu về nhà thờ Giáo Xứ Đền Thánh Trung Lao
- 2 lần giành HCV Olympic Vật lý quốc tế, nữ sinh Nam Định nhận học bổng toàn phần của trường đại học số 1 thế giới MIT
- Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp
- Chè hạt kê, dân dã và đặc sắc
- “Cụ” hoa giấy dáng “siêu phàm”, còi dí mà giá hơn 100 triệu ở Nam Định
- “9x đẩy xe rác” ở Nam Định chia sẻ bí quyết kiếm 20 triệu/tháng mà vẫn đạt điểm cao
-
[VIDEO] Một lần trải nghiệm rừng ngập mặn Xuân Thủy
-
Ý Yên (Nam Định): Cổng làng nằm trên đường, vì sao bị coi xâm phạm di tích?
-
Rùa biển dài 1,2m bị thương, dạt vào bờ biển Nam Định
-
Nam Định: Thông tin chính thức từ cơ quan công an vụ “cướp tiệm vàng bất thành” tại Giao Thủy
-
Nam Định: Hai học sinh lớp 5 đuối nước thương tâm
-
Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định, khẩn trương đối phó bão số 3
-
Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
-
Điểm cầu Lê Hồng Phong-Nam Định rạo rực chờ đón CK Đường lên đỉnh Olympia
-
Trực Ninh (Nam Định): Kêu gọi sức dân cùng chung tay bảo vệ môi trường
-
Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
-
Nam Định: Clip phóng xe tốc độ cao, hai thanh niên bị ô tô tông văng hàng chục mét
-
Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
-
Độc đáo chợ nón xã Nghĩa Châu Nam Định
-
Kẻ đánh vợ hờ mang bầu tử vong từng có hai tiền án
-
Nam Định: Bắt hai đối tượng vận chuyển hơn 10 nghìn viên ma túy tổng hợp