Sau nhiều ngày thi công phá bỏ Nhà máy dệt Nam Định chỉ còn tồn tại dãy căn tin và xưởng dệt để đảm bảo việc làm cho công nhân. Riêng cây bàng lịch sử sẽ được giữ lại vĩnh viễn.

Sau nhiều ngày thi công phá bỏ, Nhà máy dệt Nam Định gần như đã bị san phẳng, để lại nhiều nỗi tiếc nuối cho người dân quanh vùng.

Sáng 9/7, nhiều máy xúc tiếp tục được huy động đến phá dỡ những căn nhà cũ.

Khu Nhà máy Nhuộm gây ô nhiễm đã được di dời máy móc từ năm ngoái và đi vào hoạt động ổn định. Vài tháng gần đây, công nhân tập trung phá dỡ khu vực này để lấy mặt bằng sạch xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Các nhà xưởng gần với đường Bến Thóc đã phá dỡ gần xong.

Các xưởng cũ xa đường hơn của Nhà máy Sợi cũng đã được di dời máy móc để gộp sang bên phía Nhà máy Dệt. Những dãy nhà này cũng sẽ bị phá trong thời gian không xa.

Căn tin của Nhà máy Sợi vắng hơn thường lệ bởi đã di dời gần xong. Trong thời gian tới, chính dãy nhà này cũng sẽ bị phá bỏ.

Những bức tường bên ngoài Nhà máy Nhuộm tạm thời được giữ lại trong thời gian thi công.

Các cửa sổ đều được rào lưới sắt để ngăn người ngoài xâm nhập. Khi các công trình bên trong được xây dựng xong, bức tường này sẽ bị phá.

Bên trong một nhà xưởng cũ có thể thấy rõ sự xuống cấp. Trong nhà ẩm thấp, tường gạch bong ra từng mảng.

Một nhà xưởng đã được tháo dỡ phần nóc.

Thứ được giữ lại duy nhất ở khu vực này là cây bàng lịch sử, nơi treo lá cờ Đảng của Chi bộ đầu tiên ở thành phố Nam Định. Xung quanh cây bàng sẽ được xây dựng công viên 25/3.


Tương lai, tất cả sẽ được chuyển ra Khu công nghiệp Hoà Xá, cách nhà máy cũ khoảng 3 km.
Trao đổi với Phóng viên, ông Trần Ngọc Khanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định cho biết, Nhà nước đã có chủ trương di dời Nhà máy Dệt Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố từ năm 2003, bởi chỉ có ra khu công nghiệp tập trung thì mới có thể tạo điều kiện để xử lý môi trường một cách triệt để.
Mặt khác, việc phá bỏ nhà máy cũ sẽ tạo điều kiện xây dựng nhà máy mới với các trang thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo đời sống cho hàng nghìn lao động.
“Về việc bảo tồn, chúng tôi sẽ giữ lại cây bàng lịch sử, nơi treo lá cờ của Chi bộ Đảng đầu tiên ở thành phố Nam Định và khu nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở khi ghé thăm Nam Định, hiện là bảo tàng ngành dệt”, ông Khanh nói.
Theo: Zing.vn
Xem thêm:
Ảnh tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh 3 lần về thăm nhà máy dệt nam định
Giữ lại 1 phần của nhà máy dệt
Nhà máy dệt nam định viết tiếp trang sử mới
Tạm biệt nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương
- Nhà thờ Giáo xứ Dương A – Nam Trực Nam Định
- “Hot girl” Bella bị bắt gặp tha lôi con đến Nam Định, nhưng phản ứng của dân mạng với người quay clip hết sức bất ngờ
- Bí ẩn khó giải về mộ phần Hưng Đạo Vương
- Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
- Màn cầu hôn siêu lãng mạn của cô dâu ‘đeo vàng trĩu cổ’ ở Nam Định với chú rể khiến dân tình ghen tị
- Nhà thờ đổ Hải Lý – Dấu ấn cuộc chiến chống nạn xâm thực
- Những con người thầm lặng làm nhiệm vụ nhặt xác thai nhi
-
Nam Định: Người đàn ông bị nhóm côn đồ sát hại khi đang đi trên đường
-
Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Uỷ viên Bộ Chính trị
-
Nam Định: Thu giữ hơn 1,5 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc
-
Lời khai nhóm côn đồ chém chết bố đang chở con 20 tháng tuổi
-
Thực hư việc xuất hiện biển số 000.00 tại Nam Định
-
Nam Định: Du khách lo lắng về camera lắp đặt ở bãi biển Quất Lâm
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức đón bằng vinh danh từ UNESCO
-
Nam Định hơn 2000 bệnh nhân SXH, Thứ trưởng Bộ Y tế xuống kiểm tra
-
Vàng son một thời: Nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc
-
Nam Định: Va chạm với xe ô tô, người đàn ông tử vong thương tâm
-
Vụ ăn cỗ lấy phần: Người Nam Định có hẳn bài thơ “Ăn cỗ lấy phần” ai cũng biết
-
Nam Định: Điều tra vụ nữ cán bộ tỉnh bị cướp hơn 100 triệu đồng giữa đường
-
Phát hiện thi thể người đàn ông chết dưới sông ..
-
Người Thái mê phở Việt
-
Nam Định: Chủ tịch xã chửi dân “Mày đại giời”