Chiều 25/12, PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã hoàn thiện nghiên cứu cải tiến chữ viết “Tiếq Việt” và quyết định công bố phần 2 sớm hơn dự định.
Trong khi dư luận xôn xao tranh luận về phần một cải tiến phụ âm “Tiếq Việt”, PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội – vẫn miệt mài hoàn thiện phần thứ hai của đề xuất.
TS Hiền cho biết ông dự định công bố trọn vẹn bản nghiên cứu (gồm 2 phần) vào tháng 3/2018 nhưng sau đó quyết định công bố thông tin sớm đến dư luận.
Chữ viết mới không làm tiếng nói và ý nghĩa khác đi
Chia sẻ với Zing.vn, tác giả Bùi Hiền thông tin phần thứ nhất đã công bố mới chỉ đề cập cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc “mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt”.

PGS Bùi Hiền cho rằng cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm điều chỉnh bảng chữ cái, không làm thay đổi cách đọc và ý nghĩa của câu chữ
Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là: Số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong Tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng; nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết Tiếng Việt.
Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội. Toàn bảng chữ cái (âm vị) Tiếng Việt (thủ đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị của PGS Bùi Hiền.
Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a – b – c. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).
Theo PGS Bùi Hiền, cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi.

Bảng chữ cái mới theo cải cách của PGS Bùi Hiền
‘Sao lại chửi bới nghiên cứu của tôi’?
PGS Bùi Hiền cho hay ông đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này. 22 năm trước, khi công trình bước đầu cho ra kết quả, ông nêu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ trên một tạp chí khoa học nhưng không được xem xét. Ông vượt qua quãng thời gian tìm tòi cùng những thời điểm khó khăn để có được văn bản hoàn thiện hôm nay.
Tác giả cho rằng việc cải tiến chữ quốc ngữ của mình hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào cuộc cách mạng 4.0.
PGS Bùi Hiền khẳng định đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học cá nhân, việc có thể áp dụng hay không do Chính phủ quyết định.
Phần một thuộc cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền nêu đề xuất cải tiến phụ âm, bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt.
Ở thời điểm này, Chính phủ và Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, ở thời điểm khác, nếu thấy đây là đề xuất hợp lý, cơ quan chức năng có thể xem xét.
Về phía dư luận, trước những bình luận ác ý, PGS Bùi Hiền cho hay: “Việc nghiên cứu khoa học tôi thử nghiệm, nếu thích, bạn có thể sử dụng, nếu không thì thôi. Tại sao các bạn lại chửi bới tôi?”.
Nguyên hiệu phó ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho hay sau khi được dư luận quan tâm, ngoài nhiều ý kiến trái chiều, ông rất hạnh phúc khi nhận được những bức thư từ học trò, giáo viên, đồng nghiệp đã tìm hiểu, ủng hộ nghiên cứu này.
Đặc biệt, những bức thư được trao đổi bằng chứ viết cải tiến mới mà PGS Hiền đề xuất cải tiến.

Đoạn văn được trích từ báo Nhân Dân ngày 16/12 chuyển sang chữ viết mới của PGS.TS Bùi Hiền
Để đọc văn bản mới chỉ mất 10 phút
PGS Bùi Hiền đưa ra đoạn viết thử nghiệm trực tiếp về cách viết Tiếng Việt mới và khẳng định chỉ cần đọc kỹ bảng chuyển đổi cách đọc các chữ cái mới và cũ, học nhẩm ít phút những chữ in đậm, rồi tập trung học thật thuộc 6 chữ cái sau trong vòng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới. Đó là: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q ; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh ; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r.
Chính vì việc dễ nhớ, dễ đọc, PGS Bùi Hiền cho hay, “nạn mù chữ” chỉ được giải quyết triệt để trong 1-2 ngày với những người đã biết chữ hiện hành. Học sinh lớp 1 và người dân tộc, người nước ngoài sẽ rút ngắn được thời gian học “vỡ lòng” ít nhất một nửa so với cũ.
Theo Zing
- Biển Thịnh Long Nam Định
- Khiếp đảm với chồng bát đũa trong 6 ngày Tết về nhà chồng
- Đạo Diễn Vũ Duy Anh cảm thấy tự hào khi làm MV giới thiệu về quê hương Nam Định
- Cậu học sinh Nam Định chế ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời chở được 12 người
- Cô dâu trong đám cưới khủng tại Nam Định nói gì khi bị chê lãng phí…
- Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
- Xôn xao đám cưới giữa chú rể 28 tuổi và cô dâu 48 tuổi ở Nam Định
-
Giao Thủy: Nghi án thanh niên bị đánh chết rồi dựng hiện trường giả tại Giao Thủy, Nam Định
-
Nam Định: Hãi hùng sắt đổ tràn xuống đường từ xe 3 bánh tự chế
-
Bắt khẩn cấp thanh niên ngáo đá sát hại cả cha mẹ
-
Dệt may Nam Định bị phạt 200 triệu đồng
-
Nam Định: Chủ tịch xã chửi dân “Mày đại giời”
-
Đi chợ phiên Đông Biên lớn nhất cuối cùng trong năm
-
Bánh mỳ Ba Lan – Món ăn dân dã Thành Nam
-
Nam Định: Bắt hai đối tượng vận chuyển hơn 10 nghìn viên ma túy tổng hợp
-
NÓNG: Điều tra nghi án dùng súng cướp tiệm vàng ở Nam Định
-
Thông tin mới nhất về vụ Thượng úy Công an tử vong trong xe ô tô
-
Nam Định: Chủ tịch UBND xã Yên Lợi bị “tố” sử dụng bằng giả để thăng tiến?
-
Tối nay bão số 3 giật cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh – Nam Định, toàn miền Bắc mưa rất to
-
Giao Thủy: Kịp thời Cứu 3 ngư dân trên tàu gặp nạn khi bão về
-
Nhân viên văn phòng tấp nập đến đền Trần trước giờ khai ấn
-
‘Lùm xùm’ vụ chiếm đoạt 16 tỷ của cán bộ ngân hàng Vietinbank