“Dùng chữ của tôi với mục đích nghiêm túc, thử nghiệm, đánh giá nghiên cứu khoa học nếu muốn xin phép cũng được, mà không xin phép cũng không sao”, PGS.Bùi Hiền nói.

PGS Bùi Hiền, chủ sở hữu của tác phẩm “Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ”
Chia sẻ với PV về niềm vui này, ngày 14/1, PGS Bùi Hiền cho biết, ông đã hoàn thiện công trình nghiên cứu mà ông tâm nguyện suốt 40 năm. Mặc dù từ trước đó, có nhiều nhà khoa học đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt nhưng không được áp dụng rồi người ta cũng bỏ đó, cho vào quên lãng.
Theo PGS Bùi Hiền, công trình của ông là bản chữ cái duy nhất trên thế giới đạt được trình độ 1 âm 1 chữ, 1 chữ 1 âm mà có thể ghi lại toàn bộ tiếng nói của dân tộc.
“Tôi thấy công trình của tôi có nhiều ưu điểm, rất dễ học, hoàn chỉnh bởi thế mà nhiều người thực hành chữ của tôi rất nhanh. Tuy vậy, có những người lại lợi dụng, dùng chữ của tôi để làm thơ, hát chế xỏ xiên, chửi chế độ. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi và gia đình. Do đó, kể từ ngày tôi được cấp giấy chứng nhận là tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm “Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ”, nếu ai dùng chữ của tôi để xỏ xiên, chế nhạo tôi sẽ kiện”, PGS Bùi Hiền nói.
Cũng theo PGS Bùi Hiền, với bộ chữ cải tiến chữ viết tiếng Việt, ai dùng với mục đích nghiêm túc, thử nghiệm, đánh giá nghiên cứu khoa học nếu muốn xin phép cũng được, mà không xin phép cũng không sao. Tuy vậy, ông Hiền mong muốn mọi người sử dụng với mục đích thực hành, đánh giá, góp ý.

Giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền
“Tôi nghĩ sau này 10 năm, 100 năm sau biết đâu có người lục lại, người ta sẽ dùng bộ chữ chuyển đổi cải tiến chữ viết tiếng Việt. Lúc đó, nếu không có bản quyền thì không biết chủ sở hữu là ai, rất khó để phân xử ai đúng, ai sai”, PGS.Bùi Hiền nói.
Cũng theo ông Hiền, kể từ ngày đăng ký đến khi được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt ông mất khoảng gần 2 tháng. Toàn văn tác phẩm gồm 16 trang (bao gồm cả phần 1 và phần 2) được ông công bố cuối năm 2017.
Tác giả bộ chữ cải tiến mới cũng cho hay, sau khi công bố giấy chứng nhận bản quyền ông vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ các nhà khoa học và dư luận để sửa đổi, hoàn thiện hơn bộ chữ tiếng Việt.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
- Mảnh đất ngã ba sông
- Choáng với biệt thự trăm tỷ của đại gia ngành dệt Nam Định
- Kỳ Duyên nói gì về Hoa hậu Mỹ Linh, cặp đại gia và bị khán giả quay lưng?
- Cuộc sống cơ cực của “liệt sỹ” trở về sau 37 năm
- Bà mẹ Nam Định bật mí cách giảm 15kg chỉ trong 30 ngày
- Nam Định: Hơn 720 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí
- Nam Định: Phận làm dâu trưởng phải rửa ‘núi’ bát từ năm này qua năm khác mà không biết kêu ai
-
Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
-
Thiệt hại lớn do bão số 1: Dự báo sai hay địa phương chủ quan?
-
Bánh Gối Nam Định
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 6/8 đến 9/8
-
Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Uỷ viên Bộ Chính trị
-
Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
-
Nam Định: Nghi ngộ độc món giò xào, 13 người cùng xóm nhập viện
-
Nam Định đột phá từ tái cơ cấu nông nghiệp
-
Nam Định khẩn cấp chống bão số 7 Sarika
-
Giao Thủy: Ủng hộ đồng bào hứng chịu thiên tai bão lũ
-
Điều gì đã làm nên sản phẩn gạo Tám xoan Hải Hậu thượng hạng
-
Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
-
Cứu sáu ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
-
Nam Định: Nghi án chồng thiêu sống vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự vẫn
-
Chủ đầu tư, đơn vị thi công và giám sát đều phải chịu trách nhiệm