Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên
Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Nhiều nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
- Ở mỗi nơi đều có 1 tục lệ đón tết Trung Thu khác nhau
Trung Thu tại Nam Định cũng như ở các nơi khác cũng phá cỗ, cũng bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi, rồi sư tử …
Tại Tp Nam Định các lứa tuổi thanh niên thường chuẩn bị đón Trung Thu bằng cách làm ra những đầu Sư Tử nhiều loại to và nhỏ được chuẩn bị kỹ càng từ trước Trung Thu rất lâu

Những đầu sư tử tại Nam Định được làm rất kì công
- Rồi đến những ngày 12 – 15 sẽ được mang đi diễu hành khắp các đường phố. Cũng như mọi nơi khác mọi người thường tập trung rất đông để đi theo các đầu sư tử như ảnh trên và trẻ em rất thích thú khi được ngắm nhìn sư tử trong ngày Trung Thu.
NHƯNG … ĐÓ LÀ ĐÚNG HAY SAI
Khi những đầu sư tử như vậy được diễu hành khắp phố phường ở Nam Định thì các lực lượng chức năng, Công An Nam Định đều cấm và bắt những con sư tử này về phường ?

Hình ảnh những đầu lân bị công an bắt về phường
Đây là 1 tục lệ truyền thống tại Nam Định. Khi còn bé tôi đã thấy những con sư tử to như này trong ngày lễ Trung Thu
Vậy 1 câu hỏi đặt ra tại sao ? Xin đọc tiếp …

Đây là 1 dòng STT được đăng tải trên mạng xã hội trong lễ hội Trung Thu tại Nam Định 2016
Sau khi dòng STT này được đăng tải lên mạng Facebook đã có rất nhiều lượt chia sẻ và những ý kiến trái chiều khác nhau của mọi người
Quan điểm ở đây là đúng hay sai?
Đúng vì đấy là ngày lễ Trung Thu
Sai vì nó gây ùn tắc giao thông, và những việc ngoài ý muốn …
Và đã có rất nhiều người có cùng quan điểm như dòng stt ảnh bên trên . “Tết Trung Thu cả năm có 1 lần. Đó là truyền thống tại Nam Định. Trung thu mà ko có sư tử bọn trẻ con cũng chẳng thấy vui. Đâu phải mỗi Nam Định là tắc đường. Công An ở tỉnh khác còn đi dẹp đường. Tết Trung Thu mà không tắc đường tốt nhất là ở nhà đừng ra đường …“
Và những ý kiến phản đối việc này : “Gây ùn tắc giao thông. Gây sự. Đánh nhau. Nếu những con sử tử to như này được bày ở 1 chỗ trên vỉa hè thì sẽ không ai bắt. Công An thực hiện đúng pháp luật. Mất trật tự nơi công cộng. Múa sư tử ok đi ra sân quảng trường hoặc công viên tượng đài khu vui chơi giải trí công cộng thì ai cũng ủng hộ nhé. Múa lân cho vui đằng này lại đi xin tiền, chặn xe ô tô để xin tiền. Nhà mình không thích Trung Thu cho lắm vì hàng ngày rất nhiều trẻ em đi múa sư tử và xin tiền, biết là ngày têt thiếu nhi nó phải vậy nhưng nhà mình cũng cảm thấy rất phiền, và mình nghĩ không riêng nhà mình …“
Rất nhiều những quan điểm khác nhau gây tranh cãi trên các cộng động mạng xã hội . Rồi 1 bạn để lại dòng cảm nhận: “Rồi Nam Định sẽ mất dần lễ hội Trung Thu”
Theo quan điểm của 1 bạn chia sẻ:
Điều này hoàn toàn đúng . Chúng ta nên tổ chức 1 lễ Trung Thu tại Nam Định theo 1 cách chuyên nghiệp hơn, quy củ hơn, và hoành tráng hơn.
Đây là 1 bức ảnh chụp lễ hội Trung Thu 2016 tại 1 tỉnh khác . Cũng Tắc đường, cũng ùn tắc giao thông, cũng có sư tử, cũng có những thứ thật là to và to. Nhưng họ tổ chức 1 cách chuyên nghiệp hơn. Và đây là Phường tổ chức.
Rất đẹp mang đúng ý nghĩa Trung Thu . Các lực lượng chức năng làm đúng nghĩa vụ dẹp đường, tránh ùn tắc giao thông, trẻ em, người lớn đổ hết ra đường để đi theo các đoàn xe như này. Và họ gọi nó là lễ rước đèn.
Đây không phải là 1 phép so sánh vì mỗi nơi đều có 1 phong tục riêng
Tất nhiên tục lệ rất khó thay đổi nhưng có thể biển đổi nó. Ta có thể hiểu 1 món ăn thêm 1 chút mắm, thêm 1 chút muối, rồi giảm đi 1 ít mì chính đi để hương vị thêm đậm đà mà lại còn đảm bảo cho sức khỏe .
Hãy chuẩn bị công tác với phường, vẫn làm những đầu sư tử thật to, cho lên 1 tải nhỏ hoặc 1 xe kéo, có thể làm thêm những chiếc đèn kéo quân thật to, con giáp của năm, trống, và những chú sư tử nho nhỏ đi đằng trước đoàn, rồi những thùng loa đài với những bài hát thiếu nhi, rồi những người hóa trang thành chú cuội, chị hằng. … Vậy có phải rất đẹp không.
Hãy giữ lại truyền thống và phát huy nó !
Mong có những ý kiến đóng góp về Trung Thu tại quê hương.
Phạm Hùng – Tintucnamdinh.vn
- Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi hình rồng bay
- 4 năm sau đăng quang, chuyện xoay quanh Hoa hậu Kỳ Duyên là hút thuốc, chửi bậy và bạn trai đại gia?
- Nữ sinh đại học Sư phạm Sài Gòn sở hữu vòng eo con kiến gây sốt MXH
- Nhà thờ Giáo xứ Lục Thủy – Xuân Trường Nam Định
- Tìm hiểu món bún chả Nam Định – Món ăn phục vụ người dân Thành Nam từ thế kỷ XIX đến nay.
- Nam Định: Chỉ kịp chịu tang mẹ nửa ngày, nữ sinh nuốt nước mắt vào phòng thi
- Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
-
Nam Định: Diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019
-
Đền, chùa Thọ Tung Nam Trực Nam Định
-
Bắt trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Nhi Nam Định
-
Miền Bắc còn rét đến cuối tuần
-
Nam Định: Điều tra vụ anh trai say xỉn ra tay đâm tử vong em ruột
-
Nam Định: Vụ “Công an bắt đánh bạc” – Cơ quan điều tra truy nã người không bỏ trốn?
-
Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
-
Vụ nổ chết người với những đồn đoán ghen tuông tình ái
-
Tử hình tất cả các đối tượng trong vụ án hơn 20 kilogam ma túy
-
Làng làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định
-
Nam Định: Bé sơ sinh chết bất thường, lãnh đạo bệnh viện nói gì?
-
Đang gội đầu dở vẫn lao ra dí điện thoại vào nạn nhân chụp ảnh
-
Nguyễn Thị Huyền: ‘Tôi may mắn khi nhiều người thương mình’
-
Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh giáo phận Bùi Chu