Chùa Keo nằm ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định).
Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, về sau cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng). Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng. Năm Hoằng Định thứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay. Trong 400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là tích lịch sử văn hoá, nên đã được tôn tạo nhiều lần.Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.
Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.
Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.
Theo: mytour.vn
- Nam Định: Cậu bé biết đọc số hàng trăm tỷ khi mới 2 tuổi
- Hy hữu: Sản phụ Nam Định “vượt cạn” ngay trên vỉa hè khi đang đến bệnh viện
- Tháp Phổ Minh – Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
- Du lịch Quất Lâm không còn dịch vụ “nhạy cảm”?
- Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?
- Hải Hậu: Thuyền cá đầy ắp trong những ngày ra khơi đầu Xuân
- Phụ nữ Yên Phong giúp nhau giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
- Ý Yên: Clip Dân vây đánh 2 thanh niên nghi trộm chó trốn dưới kênh nước
- Làng xưa Nam Định – P.3
- Hung thủ ra đâm em ruột tử vong ở Nam Định hay uống rượu, chửi bới vợ con
- Top 10 nhà thờ đón giáng sinh (Noel) ở Nam Định tuyệt nhất
- Sứa ăn liền – hướng đi mới của người dân Nam Định
- Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định
- Giang hồ Nam Định: Giấc mộng bá chủ Bến xe Miền Đông của Minh “lâu đài”
- Nam Định: Uông rượu liên tục 3 ngày, bệnh nhân ngộ độc methanol nguy kịch
- Công an huy động hơn 200 người phân luồng tại hội Chợ Viềng
- Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
- Lão nông ‘lành như đất’ đoạt mạng hàng xóm vì mùi thối
- Người chồng đánh đập vợ dã man ở Nam Định bị phạt gần 5 triệu đồng
- Quất lâm biển gọi 2016 chính thức khai trương
- Quê nhà mong Đoàn Thị Hương sớm được trả tự do
- Bạch Hoa công chúa và tục cúng cơm gạo đỏ, muối vừng