Trong khi lúa vụ mùa 2017 của các tỉnh ĐBSH đã vào “thì con gái” thì tại Nam Định, khoảng 9.000ha lúa hiện vẫn đang phải chật vật gieo cấy lại sau hậu quả của các đợt mưa lớn do bão.
Sự cố bất thường này cũng đang đặt ra cho Nam Định nhiều vấn đề đối với SX lúa vụ mùa.
9.000ha phải gieo cấy lại 2 – 3 lần
Cặm cụi bên đám ruộng hơn 5 sào vẫn còn trơ đất trống, chị Đào Thị Nụ, xóm 17, xã Nam Tiến (huyện Nam Trực, Nam Định) thở dài ngao ngán: Ít có vụ mùa năm nào, cái sự đưa cây lúa xuống chân ruộng lại trầy trật như năm nay. Chị cho biết, đây đã là lần thứ 3 đám ruộng của nhà chị phải gieo cấy lại.

Đến ngày 5/8, nhiều diện tích lúa vụ mùa tại Nam Định vẫn đang tiếp tục phải gieo cấy lại
Ông Phạm Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến cho biết: Các năm gần đây, do lao động ngày càng ít nên theo chủ trương của ngành nông nghiệp, xã đã tập trung chuyển mạnh từ cấy sang gieo sạ để bớt chi phí. Theo lịch của ngành nông nghiệp, lúa vụ mùa đã được gieo sạ từ khoảng ngày 8 – 10/7/2017.
Tuy nhiên thóc vừa gieo xuống ruộng được vài ngày thì do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ 11/7 ở Nam Định đã có mưa to liên tiếp khiến khoảng 600ha (trên tổng số gần 700ha lúa toàn xã) bị thối. Sau đợt mưa do bão số 2 chấm dứt, xã đã vận động bà con ngâm ủ sẵn thóc giống để gieo tiếp lần 2 từ khoảng sau ngày 18/7.
Tuy nhiên khi lúa vừa gieo lại lần hai được ít ngày thì hồ thủy điện Hòa Bình lại xả lũ khiến mực nước nội đồng tăng lên 30 – 40cm, toàn bộ diện tích lúa gieo cấy lại lần 2 lại bị hỏng lần nữa. “Sau khi hồ thủy điện ngừng xả lũ, nước sông rút, hiện bà con đã khẩn trương gieo cấy lại được khoảng 90% diện tích. Tuy nhiên chúng tôi đang rất lo dịch bệnh cuối vụ, do thời vụ đã bị muộn so với mọi năm từ 10 – 15 ngày”, ông Hợp lo lắng.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài liên tiếp, cộng với việc thủy điện Hòa Bình xả lũ trong tháng 7 đã khiến cho khoảng 16 nghìn ha lúa toàn tỉnh bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 9.000ha bị hỏng hoàn toàn và phải gieo cấy lại. Các huyện có diện tích bị thiệt hại nặng nề nhất là ở phía nam tỉnh như Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng…, nơi có hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ.

Theo thống kê, trong tháng 7, khoảng 16 nghìn ha lúa toàn tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng do mưa lớn và xả lũ, trong đó khoảng 9.000ha bị hỏng hoàn toàn và phải gieo cấy lại
Nhiều vấn đề cần bàn
Những năm gần đây, cùng với việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, giảm bớt thời gian và chi phí SX, Nam Định đã đẩy mạnh diện tích lúa gieo sạ. Tuy nhiên, việc gieo sạ chỉ được khuyến cáo trong vụ xuân, không khuyến cáo trong vụ mùa, nhất là ở các chân đất trũng, khó thoát nước. Tuy nhiên, do hiệu quả và tiện lợi của gieo sạ nên trên thực tế, người dân vẫn tiến hành gieo sạ với diện tích rất lớn.
Theo Sở NN-PTNT Nam Định, tổng diện tích gieo sạ toàn tỉnh sau ngày 10/7 lên tới hơn 6.200ha. Do ảnh hưởng của mưa lớn, kết hợp với nước ở hệ thống các sông dâng cao do xả lũ, nhiều diện tích lúa gieo sạ bị thiệt hại. Còn nhớ năm 2016, Nam Định cũng đã từng bị thiệt hại nặng do cơn bão số 1.
Ông Vũ Văn Thắng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nam Trực, địa phương có tới trên 4.000ha lúa phải gieo cấy lại vừa qua cho rằng: Từ thiệt hại năm nay, ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định nên nghiên cứu để điều chỉnh lại một số vấn đề.
Một là vấn đề thời vụ. Với đặc thù là tỉnh giáp biển, có nhiều diện tích trũng, khó tiêu thoát nước nên nguy cơ ảnh hưởng do mưa bão đầu vụ mùa thường rất cao. Mặc dù năm nay, lịch gieo cấy đã được đẩy lên tập trung từ ngày 10 – 20/7, sớm hơn mọi năm, tuy nhiên so với các tỉnh ĐBSH thì lúa vụ mùa của Nam Định vẫn thường gieo cấy chậm hơn từ 5 – 10 ngày.

Những năm gần đây, Nam Định đã đẩy mạnh diện tích lúa gieo sạ
Cũng theo ông Thắng, mặc dù việc xả lũ thủy điện Hòa Bình như vừa qua không phải năm nào cũng xảy ra, tuy nhiên từ sự cố này, tỉnh Nam Định nên sớm nghiên cứu, phối hợp với Bộ NN-PTNT để xây dựng trạm bơm có quy mô đủ lớn tại cống Rõng (Trực Thuận, Trực Ninh) để chủ động tiêu thoát nước cho hệ thống thủy nông Nam Ninh gồm hai huyện Nam Trực và Trực Ninh của tỉnh Nam Định. Bởi hiện nay, toàn bộ nước nội đồng của hai huyện Nam Trực và Trực Ninh đều phải thông qua cống Rõng để thoát ra sông Ninh Cơ. Tuy nhiên việc tiêu thoát chỉ theo chế độ tự chảy mà chưa có hệ thống trạm bơm để bơm tiêu cưỡng chế. Vì vậy khi gặp sự cố xả lũ thủy điện, nước sông dâng cao, trong khi khu vực nội đồng lại gặp mưa lớn (tương tự thực trạng như đợt ngập lũ vừa qua) là xem như không còn đường thoát.
LÊ BỀN – Nongnghiep.vn
- Xứng danh quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- “Tuyệt kỹ” phở Vân Cù Nam Định
- Làng nghề sơn mài Cát Đằng – Ý Yên Nam Định
- Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
- Tâm sự của chàng sinh viên nghèo trả lại 320 triệu: Tiền thì thích thật nhưng…
- Vẻ Đẹp Yên Bình Trên Vùng Biển Nam Định
-
9X Nam Định chết vì điện giật dưới ruộng: Người không vết cháy, dính bùn?
-
Viết đơn xin chết, vờ nhảy cầu Đò Quan tự tử để mọi người vào kênh YouTube
-
Công an lên tiếng vụ tài xế và phụ xe khách bị bắn trọng thương
-
Thông tin mới nhất về bé gái bị mẹ bỏ lại chùa để đi lấy chồng
-
Nam Định cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết từ bệnh nhân ngoại lai
-
Nước mắm Giao Châu
-
Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam
-
Người đàn ông tử vong trên sông ở Nam Định: Đã xác định được nguyên nhân
-
Triệu tập đối tượng tung tin thất thiệt ‘thảm sát ở Nam Định’
-
Nam Định: Bé sơ sinh chết bất thường, lãnh đạo bệnh viện nói gì?
-
Thành phố Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp vùng Nam đồng bằng sông Hồng
-
Người dân Nam Định gia cố nhà cửa, đắp bao tải cát trước nhà ứng phó với bão số 3
-
Sứa ăn liền – hướng đi mới của người dân Nam Định
-
Ý Yên: Chủ xưởng gỗ bị con nợ vung kiếm chém thương tích
-
Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định