Để tránh cảm lạnh, cha mẹ cần mặc ấm cho trẻ, vệ sinh cá nhân, uống nhiều nước và bổ sung vitamin C.
Theo Health MSN, thời tiết mùa đông lạnh giá, trẻ rất dễ bị cảm nên cần tăng cường phòng bệnh. Bên cạnh các biện pháp chăm sóc thông thường, cha mẹ có thể kết hợp với xoa bóp để thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp bé trải qua một mùa đông an lành.
Sau đây là một số lưu ý phòng cảm lạnh:
Mặc ấm khi ra ngoài
Nên cho trẻ mặc quần áo lót ấm. Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần mặc áo thật dày ở bên ngoài để giữ ấm mà không chú ý đến quần áo bên trong của trẻ. Thật ra áo lót bông mềm mại bên trong vừa giúp rút mồ hôi vừa giữ nhiệt quanh da, ngăn hơi ấm trong cơ thể thoát ra ngoài, trẻ không bị cảm lạnh.
Áo bông nhẹ
Nhiều cha mẹ cho rằng mặc áo khoác dày mới giữ ấm tốt. Thật ra không phải như vậy, lớp bông mềm xốp ở trong áo bông có thể tạo nên “hàng rào” bảo vệ, ngăn không khí lạnh xâm nhập nên giữ ấm rất tốt.
Vệ sinh cá nhân
Cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Theo thống kê, có hơn 10 loại virus ký sinh trong kẽ tay và kẽ chân người. Đặc biệt những trẻ có thói quen dùng tay bẩn dụi mắt hoặc ngậm ngón tay đều khiến vi khuẩn và virus dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, miệng gây ra bệnh.
Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay, đặc biệt sau khi ra ngoài về, trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh. Nhiền công trình nghiên cứu đã chứng minh, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong 2 phút có thể rửa sạch trên 90% vi khuẩn, giúp phòng tránh bệnh cảm hiệu quả.
Tránh dừng lại ở những nơi đông người quá lâu
Ở những nơi chật kín người, không khí lưu thông không tốt nên tăng nguy cơ lây bệnh. Do vậy hãy hạn chế dẫn trẻ đến những chỗ đông đúc.
Khi trẻ có dấu hiệu cảm cúm, cần:
– Nhỏ mắt, xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% (mua ở hiệu thuốc).
– Nghỉ ngơi, giữ môi trường sống sạch sẽ, uống nhiều nước và bổ sung thêm nhiều vitamin C.
– Điều trị bằng kháng sinh theo tư vấn của bác sĩ.
– Cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể uống thuốc cảm.
– Nếu xác định trẻ bị nhiễm nhiều vi khuẩn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu pháp cụ thể.
– Buổi tối trước khi đi ngủ nên để trẻ ngâm chân vào nước ấm cho đến khi trán lấm tấm mồ hôi. Sau đó cho bé uống một ít nước ấm rồi đi ngủ sớm.
- Nam Định: nghĩa trang của hơn 14.000 hài nhi bị vứt bỏ và những câu chuyện lạnh người
- Người đẹp Thư Dung ngầm ‘tố’ Kỳ Duyên là người thứ 3?
- Thăm ngôi chùa cổ xuất hiện trên tờ 100 đồng ‘huyền thoại’
- Cô gái Nam Định ‘bán trà đá’ trước cổng trường ĐH lại gây sốt khi công khai chuyện ‘đập mặt đi sửa lại’ và nâng ngực
- Chàng trai Nam Định cùng người yêu xây ‘lâu đài hạnh phúc’ nhờ mê phượt
- Những địa điểm du lịch nhân dịp 2-9 tại Nam Định
- Nam Định thuộc Top những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam
- Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
- Nam Định: Tàu hàng đâm thuyền đánh cá: Chồng sống sót, vợ tử vong
- Bánh Trung thu truyền thống hút khách
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
- Sát hại “máy bay” rồi nhét xuống cống thoát nước
- Nam Định: Xưởng nấu dầu thải ‘hành’ dân
- Tên gọi kẹo Sìu Châu bắt nguồn từ đâu?
- Hang đá Noel cao 20m ở Nam Định bốc cháy ngùn ngụt trước thềm Giáng Sinh
- Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
- Toàn Cảnh Quê Hương Nam Định
- Bánh mỳ Bít Tết Hai Bà Trưng Nam Định
- Các tỉnh cấm biển, di dời dân, hoãn cuộc họp không cần thiết để ứng phó bão số 3
- Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
- Gạo tám Hải Hậu Nam Định
- Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cảnh báo Nam Định tình trạng “thừa nam – thiếu nữ”