Câu chuyện cảm động của bác sĩ Vũ Thị Thoa, Trưởng khoa Mắt, (Bệnh viện 19-8) đã hiến đôi mắt sau khi qua đời một lần nữa được nhắc tới tại tại Ngày hội “Chung tay vì sự sống” năm 2017 được tổ chức tại Nam Định ngày 17.11.

Bác sĩ Vũ Thị Thoa (khi còn sống) và con trai
Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng – BV Mắt Trung ương, con trai bác sĩ Vũ Thị Thoa – đã kể lại câu chuyện xúc động của mẹ mình. Ngày 30.8.2016, bác sĩ Vũ Thị Thoa – mẹ anh – trút hơi thở cuối cùng do diễn biến quá nặng của căn bệnh ung thư vú sau 20 năm chống chọi.
Trước khi ra đi, nữ bác sĩ đã kịp đăng ký hiến tạng. Mong ước được cho đi nhiều hơn, nhưng căn bệnh đã tàn phá cơ thể khiến chị chỉ có thể hiến tặng giác mạc. Nhờ đó mà hai người khác đã có thể nhìn thấy ánh sáng.
Hơn một năm sau, bác sĩ Hoàng Thanh Tùng cũng đến Trung tâm điều phối tạng quốc gia đăng ký hiến tạng (sau khi chết) ngay sau khi vừa bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú như một sự tiếp nối những điều tốt đẹp mà mẹ của anh đã làm khi còn sống.
Tùng nói, sống trong một gia đình có truyền thống làm ngành y nên giữa các thành viên trong nhà luôn hướng về mục tiêu làm thế nào để bệnh nhân có nhiều nhất cơ hội được sống cuộc đời tốt đẹp. Chính trong những lần trò chuyện ấy, mẹ đã tiếp lửa cho anh.
Bác sĩ Tùng tâm sự: “Tôi có ý định đăng ký hiến tạng từ lâu nhưng tới hôm nay, sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Mắt Trung ương, tôi quyết định đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình bằng một việc làm có ý nghĩa. Đó cũng là lời tri ân với cuộc đời, với cha mẹ khi mình được sinh ra khỏe mạnh, lành lặn, được học hành và được nhận về từ cuộc đời này rất nhiều điều tốt đẹp”.
Câu chuyện của Tùng đã khiến hơn 5.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Nam Định tham dự Ngày hội “Chung tay vì sự sống” xúc động. 1.018 người viết đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết tại ngày hội cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa hơn bao giờ.
Ths. BS Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia chia sẻ: Ngày hội không chỉ tôn vinh những người đã hiến mô, tạng và gia đình họ mà còn kêu gọi cộng đồng quan tâm, tìm hiểu về phong trào hiến mô, tạng, nhằm lan tỏa nghĩa cử có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này, đồng thời làm tăng nhận thức của cộng đồng trong việc hiến tạng, tiếp thêm hy vọng sống cho những bệnh nhân suy tạng.
Theo thống kê của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, năm 2017 đã có hơn 10.000 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não, trong khi năm trước (2016), con số này chưa đến 7.000 người.
Theo L.Hà( lao động)
- Câu cua ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Về thăm làng “khăn xếp” ở thôn Giáp Nhất, Nam Định
- Người dân vùng ven biển Nam Định làm giàu từ nghề may áo cưới
- Những doanh nhân Nam Định trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam
- Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
- Đói Chưa Nhỉ: Theo chân 2 MC Bữa trưa vui vẻ tới quán phở nổi tiếng nhất Nam Định
- Nhà Thờ Đổ Hải Lý – Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
-
Mũ len gắn thiết bị lạ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ
-
Hai bà bầu trong vụ đâm xe liên hoàn bị động thai
-
Nam Định: Người dân vẫn ‘đùa’ với điện
-
Từ bão số 10 cho thấy đê biển Nam Định mong manh
-
Lịch trình cho hai ngày xả hơi ở Hải Hậu – Nam Định
-
Khánh thành cầu Tân Phong trên Quốc lộ 21B tỉnh Nam Định
-
Miền Bắc còn rét đến cuối tuần
-
Nam Định: Con trai đòi bỏ học, mẹ giận gieo mình xuống sông tự tử
-
Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
-
Big C ‘tẩy chay’ trà xanh 0 độ, Dr.Thanh
-
Đạo chích Nam Định trèo tường, chui song sắt, đột nhập nhà dân “khoắng” tài sản
-
19-1-2016 Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước
-
Nam Định: Bắt giữ trùm ma túy cùng nhiều hàng “nóng”
-
Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn