Theo PGS Bùi Hiền, phần 1 là bản chưa hoàn chỉnh nên ông tiếp tục nghiên cứu phần 2 về cải tiến chữ viết tiếng Việt.
Sau những ngày bị dư luận “ném đá” về đề xuất cải tiến Tiếng Việt, mới đây PGS.TS.Bùi Hiền lại gây “sốc” trong dư luận, ông tiếp tục công bố phần 2 cải tiến tiếng Việt sớm hơn so với dự định (dự định tháng 3/2018).Trao đổi với PV, PGS Bùi Hiền cho biết, trong bản cải tiến chữ viết tiếng Việt vừa “trình làng” có sự thay đổi chút ít so với phần 1 đã công bố trước đó.
Theo đó, chữ “q” biểu thị chữ “th”(thờ); chữ “w” biểu thị chữ “ng” (ngờ). (Trước kia, chữ “q” biểu thị chữ “ng”). Như vậy, nếu theo bảng chuyển đổi thì tất cả các từ kết thúc bằng âm “ng” sẽ biến đổi thành “w”. Ví dụ: Cải tiến “tiếq Việt” trở thành cải tiến “tiếw Việt”.
Theo ông Hiền, do phần 1 về cải tiến chữ viết tiếng Việt chưa hoàn chỉnh, vẫn còn “vênh” nên ông tiếp tục chỉnh sửa cho chính xác và đẹp hơn trong phần 2 này.
“Ở phần 2 này, về phụ âm vẫn thế, tôi chỉ chuyển đổi hai chữ “q” và “w” cho đẹp mắt. Xét về mặt âm vị, ở phần 1 tôi đã hoàn thiện nên ở phần 2 tôi chỉ hoán đổi về chữ viết cho các chữ khỏi cộc lốc chứ không phải cải tiến”, PGS Bùi Hiền cho hay.
Tác giả công trình cải tiến tiếng Việt chia sẻ: “Nhiều người chửi tôi là rửng mỡ à mà đề xuất đổi chữ quốc ngữ, đổi tiếng nói? Tôi xin khẳng định tôi không cải tiến chữ quốc ngữ. Tôi không cải tiến cách đọc. Tôi chỉ đổi giá trị âm vị, trừ một số chữ đổi hẳn về cách viết như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ). Những chữ này đổi về cách viết nhưng cách đọc văn bản vẫn như cũ”.
Theo ông Hiền, ở phần 2, không thay đổi gì về phụ âm và nguyên âm, chỉ cải tiến cách biểu đạt (chữ in đậm trong bảng chuyển đổi) gắn với cách viết.
Ngoài ra, trong phần 2 của công trình, ông Hiền lại giữ nguyên chữ “nh” như chữ viết tiếng Việt hiện hành. Ông Hiền không đổi “nh” thành “n’” như phần 1 vì “nh” và “n’” vẫn là hai âm tiết. Khi viết phải viết 2 lần, không có tính tiết kiệm.Do đó, đọc đoạn văn bản theo bảng chuyển đổi vẫn như cũ chỉ có cách viết để đọc các chữ đó khác so với chữ quốc ngữ hiện hành.
Thử đọc đoạn văn bản, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bản sử dụng chữ quốc ngữ hiện hành:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bản chuyển đổi của PGS Bùi Hiền:
Căm năm cow kõi wười ta
Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau
Cải kua một kuộc bể zâu
Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw
PGS Bùi Hiền cho biết, mục đích của ông sau khi hoàn thiện công trình nghiên cứu tiếng Việt giúp sử dụng câu chữ đơn giản, gọn gàng, tiết kiệm, hợp lý, văn minh hơn.
“Việc cải tiến chữ viết tiếng Việt lần này cũng chính là để hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh đã trở thành chữ quốc ngữ của Việt Nam bây giờ. Ngoài ra, cải tiến này sẽ tạo điều kiện cho ngành thông tin điện tử, các máy tính, máy điện thoại thông minh tiếp tục cải tiến và tiết kiệm được đáng kể nguồn tài nguyên tin học”, tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt chia sẻ.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
- Cô gái mua vịt về ướp rán với chai gia vị nhà nào cũng có, kết quả màu đẹp thịt mềm như nhà hàng
- Xuân Trường: Nghị lực phi thường của “tỷ phú một tay”
- Đền Giáp Ba Nam Trực Nam Định
- Du Lịch Làng Chân Dài Tại Nam Định
- Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
- Khẳng định ‘mặt khác nhờ thần thái’, cộng đồng mạng gọi Kỳ Duyên là ‘Hoa hậu nói dối’
- Nem nắm Giao Thủy – nét tinh hoa của nền văn minh lúa nước
- Nam Định tan hoang sau cơn bão số 1
- Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
- Nhộn nhịp làng trồng đào tết lớn nhất Nam Định
- Bắt bà trùm thu bảy kg ma túy đá, 15 nghìn viên hồng phiến
- Phá đường dây thuốc lắc “khủng” từ Hải Phòng về Nam Định
- Ngắm nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 tại Nam Định
- Bà và mẹ mất trên đường đi khám bệnh: Bé gái 6 tuổi đau đớn trên giường bệnh
- Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
- Phà nối Ninh Bình – Nam Định đột ngột bị dừng khó hiểu dịp Tết
- Chè thái, quà vặt Nam Định
- Giao Thủy Nam Định: 30 năm đi hỏi giấy báo tử cho con
- Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu
- Đến Nam Định thưởng thức bún sung ấm áp vị đồng quê
- Nam Trực (Nam Định): Lấp sông tưới tiêu để làm dự án