Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Trung ương đã kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội đền Trần, tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần. Ảnh Công Luật-TTXVN
Cùng với đó, các cơ quan chức năng có phương án phân luồng, hướng dẫn các phương tiện trong thời gian diễn ra lễ hội để tránh xảy ra ùn tắc cục bộ Quốc lộ 10 đoạn qua đền Trần; kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ không để xảy ra tình trạng tăng giá, lợi dụng thời điểm đông người để nâng giá thu lợi bất chính.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Ban Tổ chức lễ hội cần đảm bảo lượng ấn, bố trí các điểm phát ấn và thời gian phát ấn phù hợp, tạo thuận lợi cho người dân, du khách về xin ấn, tham gia lễ hội, tránh để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, tạo hình ảnh không đẹp.
Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của việc phát ấn, xin ấn là để cầu bình an, sức khỏe và những điều tốt đẹp để người dân hiểu đúng và thực hiện các quy định trong quá trình tham gia lễ hội, không ném tiền vào kiệu ấn, không chen lấn, xô đẩy gây mất an ninh trật tự.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần. Ảnh: Công Luật-TTXVN
Đến thời điểm này, công tác trang trí khánh tiết nơi hành lễ, khu vực làm lễ rước nước, tế cá, phóng sinh cá đã được chuẩn bị. Ban Tổ chức Lễ hội đền Trần đã treo các pa -nô tuyên truyền về di tích, về lễ hội tại nhiều địa điểm xung quanh khu vực đền Trần; tăng cường hệ thống loa máy để tuyên truyền, nhắc nhở về công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ…
Lễ khai ấn đền Trần năm 2018 sẽ được thực hiện vào giờ Tý (23 giờ ngày 14 tháng Giêng). Lễ phát ấn sẽ được thực hiện vào sáng 15 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng theo nhu cầu của du khách.
Nam Định là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội; trong đó, có 2 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 81 di tích được xếp hạng quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 5 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hoạt động lễ hội diễn ra tại các di tích rất đa dạng, phong phú với hàng trăm lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Hội chợ Viềng; Lễ khai ấn đền Trần, Lễ hội Phủ Dầy…/.
Công Luật/TTXVN
- Thiếu nữ Nam Định “gây thương nhớ” với nụ cười toả nắng
- Doanh nhân Thành Nam “thăm hỏi và san sẻ cùng những người vô gia cư”
- Hải Hậu: Trở thành tỷ phú từ mô hình trang trại
- Sống thử chuyển giới: Cặp đôi hoán đổi giới tính, chưa tiêm hóc môn, gặp hôm trước hôm sau về ở chung
- Đặc sắc múa tứ linh ở Đại Thắng, Nam Định
- Nam Định có món phở bò – Tinh hoa ẩm thực của người Thành Nam
- 5 món canh dân dã, mát bổ giải nhiệt ngày hè
-
Nam Định: Hoảng hồn phát hiện thi thể người đàn ông trước chùa Linh Ứng
-
Có một đội kèn đông kỷ lục ở Nam Định
-
Công an huy động hơn 200 người phân luồng tại hội Chợ Viềng
-
Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
-
Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc
-
Tàu hỏa kéo lê một phụ nữ gần 200m
-
Thực hư chuyện tung tiền “như mưa” ở Phủ Dầy?
-
Nam Định: Người đàn ông bị nhóm côn đồ sát hại khi đang đi trên đường
-
Hé lộ nguyên nhân khiến nam thanh niên tử vong dưới sông ở Nam Định
-
Đại hội Hội ND Nam Định: Hội vững mạnh, hội viên vững tin
-
BOT Mỹ Lộc tăng giá, dân mạng chỉ nhau đi đường vòng về quê ăn Tết
-
Bệnh viện Nam Định quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
-
Trả hồ sơ, điều tra lại vụ giang hồ Nam Định bắn người
-
Va chạm với xe đầu kéo, nữ sinh tử vong thương tâm
-
Phát hiện lái xe tuyến Nam Định-Hà Nội dương tính ma túy