Một trong số những món ngon đặc sản Nam Định không thể không nhắc đến đó là cá nướng úp chậu, món ăn cổ truyền khá phổ biến ở Nam Định.
Nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về, trong mâm cơm cúng gia tiên, có lẽ là không thể thiếu được món ăn đặc biệt từ cái tên, cách chế biến đến hương vị của nó. Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn nhiều du khách đã cảm thấy tò mò muốn thưởng thức ngay những hương vị hấp dẫn ấy.
Cá dùng để nướng là những con cá tươi, sống trong môi trường tự nhiên, thịt cá sẽ chắc và thơm ngon. Cá được cắt làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Sau khi cá đã ngấm đều gia vị thì sẽ mang đi nướng. Đầu tiên lót một lớp rơm khô dày khoảng 2- 3cm xuống dưới, lót lá chuối tươi lên và đặt cá.
Tiếp tục lót thêm một lớp lá chuối lên bên trên bề mặt cá và lấy chậu nhôm úp lên trên cá. Xong xuôi, rơm sẽ được phủ lên thành chậu và bắt đầu nướng cá.
Khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị thì tiến hành phủ rơm lên bề mặt chậu và tiến hành châm lửa nướng cá trong khoảng thời gian 30 phút.
Sau đó người ta sẽ phủ một lớp trấu dày quanh mặt chậu rồi đốt thêm từ 4 – 5 tiếng. Thành phẩm cá nướng úp chậu chín đều, lớp da béo ngậy, giòn dai, óng vàng cùng phần thân cá chắc thịt, thơm ngon phưng phức. Cá nướng rơm ăn kiểu gì cũng ngon.
Ngon nhất là kiếm mớ lá sung, lá mơ, rau thơm rau mùi đủ loại, pha một bát nước chấm mắm gừng, rồi cuộn tất cả cá và rau thơm lại. Ai thích ăn loại rau nào thì cuộn loại rau ấy và chấm để ăn.
Ông Nguyễn Văn Chấp năm nay đã gần 70 tuổi sống ở Đội 5, xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy cho biết, muốn cá nướng ngon, phải biết canh lửa, kiên trì.
Nếu người nướng nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm.
Đặc biệt, rơm và trấu được dùng để nướng cá là loại rơm của cây lúa tám, và vỏ trấu của hạt thóc tám được trồng phổ biến ở địa phương.
“Cách chế biến món cá nướng úp chậu tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở Giao Nhân giờ trở thành đặc sản, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo…”, ông Chấp vui mừng nói.
Những du khách ghé qua nơi đây sẽ chắc chắn không bao giờ muốn bỏ lỡ món đặc sản Nam Định này. Bởi chỉ cần một lần thưởng thức thôi, bạn sẽ dễ dàng bị món ăn này hấp dẫn đến mức say mê.
(Baodulich.net.vn)
- Người dân dí dao vào cổ để ‘tra khảo’ người phụ nữ lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em
- Ý Yên: Khởi tố vụ chém hàng xóm vỡ xương hàm vì giằng micro hát đám cưới
- Dự án Nhà máy nước sạch Yên Phú chậm tiến độ: Cần xử lý kiên quyết để người dân sớm có nước sạch
- Vụ nữ sinh lớp 10 tử vong dưới mương nước: Chuyển Công an tỉnh Nam Định điều tra
- BỔ NHIỆM CÁN BỘ “TÍN NHIỆM THẤP”: UBKT HUYỆN GIAO THỦY KHẲNG ĐỊNH “ĐÚNG QUY TRÌNH”
- Hải Hậu: Truy tìm người giúp việc bắt cóc bé trai 10 tháng tuổi
- Lãnh đạo Quất Lâm nói về “phố nhạy cảm”: Có ai phấn đấu làm mại dâm?
- Đại biểu Quốc hội: Nhiều đàn ông bị vợ đánh, hắt hủi
- Nam Định: Đám cưới có cả banner liệt kê ca sĩ hát khiến người đi đường cứ ngỡ là show âm nhạc
- Cận cảnh hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ
- Dự báo thời tiết 28/7: Mưa to kéo dài khắp miền Bắc
- Về Nam Định thăm làng nghề nước mắm Sa Châu
- Nam Định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
- Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Giao Thủy (Nam Định): Cám cảnh gia đình của nạn nhân
- Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?