Một trong số những món ngon đặc sản Nam Định không thể không nhắc đến đó là cá nướng úp chậu, món ăn cổ truyền khá phổ biến ở Nam Định.
Nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về, trong mâm cơm cúng gia tiên, có lẽ là không thể thiếu được món ăn đặc biệt từ cái tên, cách chế biến đến hương vị của nó. Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn nhiều du khách đã cảm thấy tò mò muốn thưởng thức ngay những hương vị hấp dẫn ấy.
Cá dùng để nướng là những con cá tươi, sống trong môi trường tự nhiên, thịt cá sẽ chắc và thơm ngon. Cá được cắt làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Sau khi cá đã ngấm đều gia vị thì sẽ mang đi nướng. Đầu tiên lót một lớp rơm khô dày khoảng 2- 3cm xuống dưới, lót lá chuối tươi lên và đặt cá.
Tiếp tục lót thêm một lớp lá chuối lên bên trên bề mặt cá và lấy chậu nhôm úp lên trên cá. Xong xuôi, rơm sẽ được phủ lên thành chậu và bắt đầu nướng cá.
Khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị thì tiến hành phủ rơm lên bề mặt chậu và tiến hành châm lửa nướng cá trong khoảng thời gian 30 phút.
Sau đó người ta sẽ phủ một lớp trấu dày quanh mặt chậu rồi đốt thêm từ 4 – 5 tiếng. Thành phẩm cá nướng úp chậu chín đều, lớp da béo ngậy, giòn dai, óng vàng cùng phần thân cá chắc thịt, thơm ngon phưng phức. Cá nướng rơm ăn kiểu gì cũng ngon.
Ngon nhất là kiếm mớ lá sung, lá mơ, rau thơm rau mùi đủ loại, pha một bát nước chấm mắm gừng, rồi cuộn tất cả cá và rau thơm lại. Ai thích ăn loại rau nào thì cuộn loại rau ấy và chấm để ăn.
Ông Nguyễn Văn Chấp năm nay đã gần 70 tuổi sống ở Đội 5, xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy cho biết, muốn cá nướng ngon, phải biết canh lửa, kiên trì.
Nếu người nướng nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm.
Đặc biệt, rơm và trấu được dùng để nướng cá là loại rơm của cây lúa tám, và vỏ trấu của hạt thóc tám được trồng phổ biến ở địa phương.
“Cách chế biến món cá nướng úp chậu tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở Giao Nhân giờ trở thành đặc sản, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo…”, ông Chấp vui mừng nói.
Những du khách ghé qua nơi đây sẽ chắc chắn không bao giờ muốn bỏ lỡ món đặc sản Nam Định này. Bởi chỉ cần một lần thưởng thức thôi, bạn sẽ dễ dàng bị món ăn này hấp dẫn đến mức say mê.
(Baodulich.net.vn)
- Người Việt tìm kiếm từ khóa nào nhiều nhất trên Google?
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Biết mấy tự hào, Hải Hậu quê hương
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
- Thành Phố Nam Định Về Đêm
- Tác phẩm dự thi Giải báo chí “Búa liềm vàng”: Gần 40 năm tình nguyện giữ rừng ngập mặn
- Bảo tàng Tỉnh Nam Định
-
Kẻ đánh vợ hờ mang bầu tử vong từng có hai tiền án
-
Chiêm ngưỡng kiệu rước ấn đền Trần Nam Định
-
Nam Định: Trồng mới 500 cây xanh, bảo vệ rừng ngập mặn
-
Ứng phó với bão số 6: Nam Định cấm biển, khẩn trương kêu gọi tàu thuyền
-
Kẹo Sìu Châu – Văn Hóa Ẩm Thực Việt
-
Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
-
9 món ngon vang danh đất Nam Định
-
Chùm Ảnh: Lễ bế mạc Năm Thánh GP Bùi Chu
-
Nam thanh niên đi xe SH không biển số mang ma túy bị Cảnh sát 141 phát hiện
-
Sống cạnh bãi rác, hàng ngàn hộ dân ở Nam Định kêu cứu
-
Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về
-
Nam Định: Thanh niên lừa bé gái, nhanh tay trộm Iphone
-
Vụ nổ gas ở Nam Định: Xác định nguyên nhân ban đầu
-
Nam Định: Băng qua đường sắt, lái xe ôm bị tàu hỏa đâm tử vong
-
Đào móng xây kho bạc Nhà nước Nam Định, tá hỏa thấy 90 bộ hài cốt