Chùa Vọng Cung nằm giữa phố phừờng sầm uất của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Vào thời Gia Long (1802 – 1820), công trình đựơc xây cất để đón tiếp vua và các quan đi kinh lý. Năm 1950, nhà sư Thích Tâm Tri từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Nam Định mở lớp Phật học và xin được tu tạo hành cung xưa thành ngôi chùa. Vì thế, chùa Vọng Cung có nét riêng không giống một ngôi chùa nào ở Việt Nam: chính điện có thể một lúc chứa hàng trăm người.
Ngôi chùa lớn trên khuôn viên rộng gần 3.000 m2 thu hút rất đông khách du lịch gần xa, cùng bà con trong vùng đến ngoạn cảnh, thắp hương, nhờ chùa Vọng Cung ở giữa phố Hà Huy Tập sầm uất, quả là hiếm quý ở thành phố Nam Định. Chùa lại có lai lịch cùng kiến trúc khác thường. Các tòa nhà hai tầng ngang dọc đã được sửa sang, tô điểm, với kiến trúc mái chồng diêm, đầu đao cong vút vốn là hành cung được xây cất vào thời Gia Long (1802 – 1820).
Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan đi kinh lý. Năm 1950, nhà sư nổi tiếng Thích Tâm Tri, pháp danh Tuệ Lạng, từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Nam Định mở lớp Phật học, xin được tu tạo hành cung xưa thành ngôi chùa. Từ năm 1983 – 1986, Hòa Thượng trụ trì Thích Thuận Đức đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa quy mô như ngày nay. Trải nhiều thế hệ sư tổ, nay trụ trì là Hòa thượng Thích Tâm Thông, đã ngoại tám mươi. Nơi cửa thiền này được chính quyền giúp đỡ và dân thành phố góp công, góp của tu tạo, dần dà trở thành ngôi chùa lớn và một trung tâm đào tạo tăng ni.
Khách thăm qua hai cổng tả, hữu, đã gặp khoảng sân rộng, rợp bóng cây to và cây cảnh bôn-sai. Tĩnh mịch và xanh mát làm dịu lòng khách giữa nơi phố xá ồn ào. Cầu thang rộng đặt dưới mái hiên dẫn khách lên gác hai là chùa chính năm gian rộng (chẳng gặp ở bất cứ chùa nào trên đất nước). Đại bái có thể chứa một lúc hàng trăm người thăm. Bàn thờ Phật trang nghiêm, u tĩnh đặt ở hậu cung hương khói ngày đêm. Tượng thờ sơn son thếp vàng, mang dấu ấn thời Nguyễn, kỹ lưỡng, mềm mại. Đẹp nhất là những pho Tam thế Tây phương: Thích Ca, Phổ Hiền, Văn Thù, A Nan, Ca Diếp, Cửu Long… Tầng dưới chùa là nhà tổ, nhà trai, bên cạnh nhà giảng rộng, đủ chỗ cho hai trăm sễ trẻ học kinh.
Nghệ thuật chạm, khắc gỗ điêu luyện thế kỷ 19 cũng để lại dấu ấn trên nhiều mảng kiến trúc và trang trí. Các tác phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng lạ mắt. Đôi câu đối là hai tác phẩm độc đáo chạm lộng rồng nổi, thếp vàng trên toàn bề mặt, chữ thì đặt nổi trên hình. Hai bức cửa võng ở hậu cung, viền chạm trổ đôi rồng chầu mặt nguyệt; trong chạm “mai-điểu” với bố cục lạ mắt mà hài hòa.
Trong số những hiện vật, đồ thờ bằng đồng, đặc sắc là quả chuông lớn, điểm chuông sớm tinh mơ thì tiếng ngân vang tới ngoại thành.
Địa chỉ : 28 Trần Phú, Ngô Quyền, Thành phố Nam Định.
1 Số hình ảnh của Chùa Vọng Cung Nam Định
Bá Ngọc – Tintucnamdinh.vn
- Bánh cuốn làng Kênh Nam Định chỉ nghe tên là lên cơn thèm
- Người thợ sửa xe điêu luyện chỉ với một… bàn tay
- Cháo sườn, quẩy giòn đúng vị Thành Nam
- Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông của chàng trai học kiến trúc mê hoa
- Cồn Vẽ, mảnh đất phất như cồn
- Phở Ngon Nam Định
- Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
- Sự thật bà nội dùng tay giết cháu gái 20 ngày tuổi
- Quất Lâm được nâng cấp lên thị xã
- Cách làm phở bò tái dội kiểu Nam Định
- Đã 2 ngày trôi qua, nữ sinh mất tích sau buổi tập văn nghệ vẫn chưa về nhà
- 5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
- Xét xử ông Phan Văn Vĩnh ở sân rộng nghìn mét, 200 người tham gia tố tụng
- Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
- Nam Định: Tạm giữ người đàn ông đánh “vợ hờ” mang thai 3 tháng tử vong
- Vụ cột điện 220KV làm bằng Bêtông trộn… đất: Nhà thầu tự đào móng công trình, lấy mẫu xét nghiệm
- Nam Định: thanh niên 17 tuổi bị mất chức năng bàn tay vĩnh viễn vì điện thoại phát nổ
- Trưởng phòng quản lý đô thị ngoại tình vì cảm giác lạ, đền 500 triệu
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Đại hội Hội ND Nam Định: Hội vững mạnh, hội viên vững tin
- Ý Yên: Lật tàu chở đá, hai vợ chồng chết và mất tích
- Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’