Phở là món ăn đặc biệt, làm nên đặc trưng ẩm thực của nước ta. Có rất nhiều nơi bán phở, tuy nhiên người ta nhắc đến nhiều nhất chính là phở gia truyền Nam Định, đặc biệt là phở Cồ.
Vậy phở Nam Định có nguồn gốc từ đâu và tại sao lại nổi tiếng đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn hiểu rõ một trong những món ngon làm nên đặc sắc ẩm thực của người Nam Định.

Phở bò Nam Định nức tiếng gần xa.
Thủy tổ của nghề phở
Vào những năm 1955-1956, người dân ở làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (cách TP Nam Định 14km) đã có phở gánh hay phở xe. Có nhiều tài liệu cho rằng phở xuất phát đầu tiên tại Nam Định ngay sau khi có nhà máy Dệt Nam Định, những gánh phở cũng xuất hiện. Họ đã nghĩ ra một món ăn đêm để phục vụ thợ thuyền của khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam là những công nhân dệt.

Gánh phở xưa
Ngày xưa, khách ăn phở thường gọi những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường. Một đầu gánh là chiếc chạn con đựng bát đũa, các lọ gia vị và có ngăn kéo đựng bánh phở, thịt bò; đầu kia là bếp lò với nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục được đun bằng than. Khi đó người Pháp nhìn thấy gánh hàng rong với bếp lò đỏ lửa và để gọi người bán món ăn này họ gọi “PHƠ” (tiếng Pháp là FEU – có nghĩa là lửa), như vậy người bán hàng cũng hiểu là họ gọi món ăn và từ đó tên món ăn này – Phở mới chính thức được gọi như vậy.
Người tiên phong đưa thương hiệu phở Nam Định ra tỉnh khác
Theo nhiều thông tin, ông Cồ Hữu Vặng là một trong những người đi tiên phong đưa phở gánh ra Hà Nội vào những năm 1930. Đến từ những năm 1979-1980, mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng thời điểm này nghề làm bánh phở và bán phở phát triển mạnh ở Hà Nội, Sài Gòn và các nơi khác… Giờ đây, phở Nam Định đang ngày càng được nhiều người biết đến, người dân Nam Định cũng tự hào là phở Nam Định đã vượt ra khỏi ranh giới để trở thành một món ăn được mọi người biết đến không chỉ tại quê hương mình mà còn ở mọi miền Tổ quốc.

Phở Nam Định được bán ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Phở Nam Định có gì đặc biệt mà nức tiếng gần xa
Phở bò Nam Định cũng giống vùng khác gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị nhưng đặc biệt ở chỗ bánh phở Cồ sợi nhỏ ngon, mềm không khô cứng và nồng như ở nơi khác.
Bánh phở Giao Cù được làm từ gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa mới đem nghiền bằng cối xay đá rồi tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi nên trắng, dai và thơm nục.
Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt ra ngay ăn mềm vẫn giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng của thịt. Có người nói “nước trong, bánh dẻo, thịt mềm…ắt là phở ngon”.
Công đoạn pha chế nước dùng của phở Nam Định là quan trọng nhất, đó là bí quyết gia truyền của những người thợ làm phở. Nước phở được ninh từ xương ống của bò cùng một số gia vị như thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn, sá sùng…
Khi bưng ra cho thực khách, bát phở với những sợi phở trắng mềm như lụa cùng vài miếng thịt bò thái mỏng, nhúng thêm cọng hành lá và ít rau thơm thái nhỏ chan chút nước dùng trong vắt là du khách có thể thưởng thức ngay món phở “gia truyền” mà chỉ ở thành Nam mới có.
- Nam Định: Chàng giám đốc tóc dài, điển trai từng đốt 2 bằng cử nhân du học Nhật gây xôn xao
- Chàng trai Nam Định ‘biến muối thành vàng’
- Tâm sự của chàng sinh viên nghèo trả lại 320 triệu: Tiền thì thích thật nhưng…
- Nhà thờ Giáo xứ Lã Điền – Nam Trực Nam Định
- Vụ Bản: Con đường hoa cúc trong khu sinh thái Núi Ngăm ngập tràn sắc xuân
- Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
- Những sắc nắng trên đất thành Nam
-
Nhộn nhịp làng trồng đào tết lớn nhất Nam Định
-
Nam Định: Nguyên nhân nào dẫn đến vụ ‘cố ý gây thương tích’ ở Mỹ Xá?
-
Nam Định: Thêm huyện Hải Hậu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
-
Nam Định: Cá chết nổi trắng một góc hồ Truyền Thống
-
Khám phá vùng đất ngập mặn Xuân Thủy – Giao Thủy
-
Kẹo Sìu Châu – Văn Hóa Ẩm Thực Việt
-
Bị can Phan Văn Vĩnh nhập viện vì bệnh tim và vảy nến
-
Hỏa hoạn làm một người chết tại thành phố Nam Định
-
Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định làm Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
-
Đền Am – Di tích Quốc gia mới được công nhận
-
Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
-
Ý Yên: Ăn tiết canh lợn nhà nuôi, người đàn ông bị liên cầu khuẩn suýt chết
-
Ô nhiễm môi trường từ các điểm tập kết than trái phép tại Nam Định
-
Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù
-
Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội