Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia : Phủ Quảng Cung

Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia : Phủ Quảng Cung

Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) nay thuộc thôn Tiến Thắng xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là một trong những trung tâm của Đạo Mẫu Việt Nam thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất. Đây là một quần thể “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh” đã được UBND tỉnh Nam Định xếp hạng năm 2005.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung hiện nay bao gồm: Phủ chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại thôn Tiến Thắng (trước đây là thôn Quảng Nạp) và khu quần thể di tích Đền Đáy tại thôn Nam Đồng thuộc địa phận xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Quần thể có giá trị lịch sử, tâm linh và nghệ thuật cao - Ảnh: Sưu tầm

Quần thể có giá trị lịch sử, tâm linh và nghệ thuật cao – Ảnh: Sưu tầm


Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung đã được đón nhận Bằng bảo trợ di sản của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam vào ngày 6/4/2011.

Lễ hội Phủ Quảng Cung được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch.

Ngày 11/4, tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di lích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho di tích Phủ Quảng Cung (hay còn gọi là Phủ Nấp) thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên.
Đây là một trong những nơi thờ phụng ghi dấu lần giáng sinh đầu tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong Tứ Bất Tử của tín ngưỡng Việt Nam.

Phủ Dầy - Ảnh: Sưu tầm

Phủ Dầy – Ảnh: Sưu tầm


Nằm cách Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định khoảng 7km, Phủ Quảng Cung thuộc thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên được xây dựng trên nền nhà sinh ra Tiên Mẫu ngay sau khi bà mất.

Theo “Vân Hương Thánh Mẫu tam thế giáng sinh,” Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất vào đêm mùng 6/3 năm Giáp Dần (1434) thời Lê Thái Tông. Và đến năm Quý Tỵ (1473), niên hiệu Hồng Đức năm thứ tư (Lê Thánh Tông), ngày 30/2, Phạm Thị Tiên Nga, tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh hóa về Thượng giới.

Người dân trong vùng ấp Quảng Nạp nhớ ơn đức hạnh của bà đã cùng xây dựng đền miếu Quảng Cung, ngày đêm phụng thờ. Các vua triều Lê và triều Nguyễn sau này đã sắc phong, rồi cho nhân dân mở rộng tôn tạo thành Phủ Quảng Cung nguy nga tráng lệ.

Những kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật - Ảnh: Sưu tầm

Những kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật – Ảnh: Sưu tầm


Trong Phủ vẫn còn đôi câu đối ghi lại dấu ấn này: “Hồng Đức tứ niên sơ lập miếu/Duy Tân ngũ tuế sửa linh từ” nghĩa là “Năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức 1743 lập miếu thờ, năm thứ năm niên hiệu Duy Tân sửa lại đền thiêng.

Phủ Quảng Cung được xây dựng cách đây gần 6 thế kỷ và đã trải qua nhiều lần tôn tạo. Do tác động của thiên nhiên và chiến tranh, Phủ bị xuống cấp nhiều.

Dù đã xuống cấp, sự bề thế của Phủ vẫn còn hiện diện - Ảnh: Sưu tầm

Dù đã xuống cấp, sự bề thế của Phủ vẫn còn hiện diện – Ảnh: Sưu tầm


Đến năm 1973, nhân dân địa phương đã hạ giải công trình để lấy vật liệu xây dựng các công trình phúc lợi của xã. Năm 1994, được sự quan tâm của tỉnh, huyện và Ủy ban Nhân dân xã Yên Đồng, cùng với sự tri ân công đức của nhân dân địa phương và quý khách thập phương, Phủ Quảng Cung đã được phục dựng lại trên nền đất phủ xưa.

Trong Phủ Quảng Cung hiện nay còn giữ được pho tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng đồng và 64 que thẻ in ấn bằng gỗ… Đặc biệt, tượng Mẫu Liễu Hạnh được xem là một trong những tác phẩm độc đáo nhất trong hệ thống các điêu khắc thờ Mẫu ở Việt Nam.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Ảnh: Sưu tầm

Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Ảnh: Sưu tầm


Không giống như tượng Mẫu Liễu được thờ tại các nơi khác, tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Nấp có nhiều điểm khác biệt, độc đáo. Mẫu Liễu có dáng ngồi xếp bằng rất khoan thai trong trang phục giản dị, nét mặt bình thản. Các nếp áo được tạo tác một cách giản dị với hai lớp áo choàng ở ngoài và một chiếc yếm đào phía bên trong làm cho pho tượng trở nên sống động, gần gũi.
Phủ quang Cung với lịch sử lâu đời qua sự giữ gìn và bảo tồn của người dân địa phương là niềm tự hào của Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Mytou


TOP