(LĐTĐ) Hình thành hơn chục năm trở lại đây, chợ Giao Long (Giao Thủy, Nam Định) không họp theo phiên, cũng không theo buổi, mà họp theo con nước, theo những chuyến tàu cập bến mang đầy cá tôm. Không chỉ là một chợ đầu mối thuần túy trao đổi, mua bán hải sản mà chợ còn mang những nét thơ mộng và đặc sắc của văn hóa chợ miền biển.
Chợ cá Giao Long là nơi tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, quan trọng của hàng ngàn phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân các xã Giao Long, Giao Hải…, chợ cũng góp phần tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.
Nếu trời đẹp, biển êm thì khoảng 4 giờ sáng và 14 giờ 30 hằng ngày là thời điểm chợ cá Giao Long rộn ràng nhất. Trên mặt đê, hàng trăm xe máy xếp thành dãy dài và các loại xe tải nhỏ nằm chờ lấy hàng.
Dưới bờ kè thoai thoải, hàng trăm người đang dõi mắt đợi những chuyến hải sản được đưa từ tàu vào bờ. Chỗ khác, nhiều người đi buôn xúm quanh những rổ cá, tôm còn tươi roi rói vừa được đánh bắt.
Trước kia, ngư dân đánh bắt hải sản về phải mang đến các chợ xung quanh để tiêu thụ. Khoảng chục năm trở lại đây, số phương tiện đánh bắt nhiều thêm, lượng hải sản khai thác mỗi ngày cũng tăng lên với đa dạng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, nhiều thương lái đã ra tận mép nước thu mua ngay khi thuyền vừa về bến.

Nhiều phụ nữ chờ đợi từ khi những chuyến tàu ngoài khơi còn chưa cập bến. Họ ngồi tận mép nước để có thể chọn mua được những mẻ cá tươi ngon nhất khi chuyển từ tàu vào bờ.

Người đàn ông kiên nhẫn ngồi đợi vợ mình để chuyển hàng đến các đại lý kịp thời.

Trên triền đê, những chiếc lều được nhiều người dựng lên, ngồi chờ đợi, đây cũng sẽ là nơi tập kết hải sản trong thùng đá lạnh trước khi vận chuyển đi xa.

Các loại tôm cá được phân loại ngay khi đưa vào bờ.

Nguồn hải sản tươi ngon từ đây sẽ được đưa đến các nhà hàng, các chợ bán lẻ ở Hà Nội và những khu vực khác.

Tùy theo mùa, theo con nước, các sản phẩm đánh bắt được trao đổi tại chợ cũng khác nhau.

Việc mua bán, trao đổi diễn ra rất nhanh, ai cũng muốn tranh thủ thời gian để giữ cho hàng hóa được tươi ngon đến nơi tiêu thụ.

Chợ không có chỗ ngồi, những người mua bán đứng ngay tại bãi cát để thanh toán tiền hàng.

Trên đê, nhiều người đàn ông chờ vận chuyển hàng hóa vừa mua được đến các điểm khác để tiêu thụ.
Cứ như thế, mỗi phiên họp, chợ Giao Long lại nhộn nhịp, tấp nập những người mua, kẻ bán, tấp nập những chuyến hải sản trở về từ khơi xa. Đến chợ, cảm nhận thật rõ ràng nhịp sống của người dân nơi đây. Có lẽ, chợ Giao Long cũng chính là hình ảnh phản chiếu rõ nhất hiện thực đời sống kinh tế, văn hóa của một vùng quê ven biển.
- Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
- Người mẹ nuôi xích 5 đứa con điên loạn
- Di tích đền Thượng Lao, đền Xối Thượng và hai vị Đại khoa đời Trần
- Nam Định: Chùm ảnh nữ thổ dân phiên bản nhí tạo sức hút lớn
- Bánh mỳ Bít Tết Hai Bà Trưng Nam Định
- Nhà thờ Giáo họ Kinh Lũng – Nam Trực Nam Định
- Nam Định: Hồn quê trong hương vị bánh rang Cát Thành
-
Vụ tai nạn đường sắt đã khiến 2 người bị thương nặng tỉnh Nam Định
-
Nhà Thờ Khoái Đồng – Nét Cổ Thành Nam
-
Những con diều mang tên Thành Nam
-
Nam Định: Trong vài ngày thêm gần 600 ca sốt xuất huyết
-
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp đại biểu người có công tỉnh Nam Định
-
Bão số 3: Nam Định, Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão
-
Công an Hải Hậu (Nam Định) phát thông báo tìm người thân cô gái trẻ tử vong dưới cống nước
-
Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
-
Va chạm giao thông, tài xế ôtô rút dao đâm người đi xe máy
-
Phía sau lời từ chối của “tỷ phú điền kinh”
-
‘Nam Định là đất học mà khởi nghiệp ít quá!’
-
Nam Định: Lợi dụng lòng tin, 2 mẹ con “nữ quái” lừa đảo hàng chục tỷ đồng
-
Chuối Ngự Nam Định – Món quà tiến Vua
-
Dạo quanh làng tơ Cổ Chất, Nam Định
-
Tai nạn tàu hỏa tại Nam Định, một công nhân đường sắt tử vong