Làng thương vợ có nét văn hóa đặc biệt, người phụ nữ tại đây được cánh mày râu thương thương, chăm sóc hết mực.
Cuộc sống hôn nhân được quyết định rất lớn bởi thái độ và tình cảm, sự tôn trọng mà hai bên dành cho đối phương. Nhiều cuộc tình phải chấm dứt chỉ vì thái độ không tôn trọng, chia sẻ công việc nhà không đều hoặc thậm chí là chuyện trọng nam khinh nữ.
Tuy nhiên, điều này không xảy ra với “ngôi làng thương vợ” tại làng Công Thương thuộc địa phận xã Thuỷ Vân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây, tất cả phụ nữ đều là những bông hoa đẹp được phái mạnh tôn trọng, chở che hết mực.
Thay vì vừa phải đảm việc nước, giỏi việc nhà, yêu cầu phải khéo léo, giỏi giang,.. thì phụ nữ tại làng Công Thương khá thoải mái khi không hề phải động tay vào bất cứ công việc gì trong gia đình, nhất là chuyện nặng nhọc.
Các bà vợ nơi đây cũng chẳng bao giờ phải ra đồng, không phải vì họ lười nhác mà vì các ông chồng không cho phép vợ mình làm việc đồng áng nặng nhọc. Tất cả mọi công việc ruộng đồng ở làng Công Thương đều do cánh mày râu chăm lo.
Với đàn ông nơi đây, chuyện sinh con của phụ nữ đã rất vất vả, vậy nên các bà vợ nơi đây chỉ việc ở nhà lo cơm nước, chăn nuôi lợn gà, nuôi dạy con cáo và làm những công việc nhẹ nhàng. Họ không bao giờ tính toán chia việc với vợ. Sau khi lo việc đồng áng, đàn ông trở về nhà, hỗ trợ vợ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo.
Đàn ông tại làng ngoài việc chăm chỉ làm ăn lại còn rất ít khi rượu chè,.. Hình ảnh người đàn ông ngồi giặt quần áo cho vợ ở đây không còn là điều xa lạ ở đây. Vì vậy mà nhiều người hâm mộ nói rằng phụ nữ lấy được chồng ở lầng Công Lương giống như gặp được vận may phúc đức. Ngược lại, phụ nữ tại đây luôn cố gắng vun vén nhà cửa, nuôi dạy con cái sao cho thật tốt.
Chia sẻ trên Gia đình & Xã hội, ông Trương Hữu Chi- Trưởng làng Công Lương cho hay: “Ở làng Công Lương có 300 hộ nhưng tất cả đều sống rất hạnh phúc, chưa bao giờ có chuyện chồng đánh vợ và đặc biệt hơn là từ lúc làng thành lập đến nay chưa hề có cặp vợ chồng nào phải ly hôn”.
- [Video] Diều Sáo Thành Nam với ước vọng vươn cao và xa hơn
- Đi tìm những cô gái “bí ẩn” trên tờ tiền 2000 đồng
- Về thăm làng “khăn xếp” ở thôn Giáp Nhất, Nam Định
- Gần 1.000 bạn trẻ hát tập thể tưởng nhớ ca sĩ Trần Lập
- Nam Định: Hồn quê trong hương vị bánh rang Cát Thành
- Bảo tàng kỷ vật chiến tranh ở Nam Định
- Đổi thay trên quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
- Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
- Ảnh: Rắc vôi bột trắng đường làng phòng chống cúm gia cầm ở Nam Định
- Xe tải chở 1 tấn tóp mỡ bốc mùi hôi thối từ Nghệ An ra Nam Định
- Làm bánh xíu páo công phu và vất vả
- Chuyển đổi sinh kế, góp phần bảo vệ Vườn quốc gia Xuân Thủy
- Nam sinh viên cướp tài sản thiếu nữ đi một mình lúc đêm khuya
- Làng xưa Nam Định – P.2
- Người đàn ông tử vong bí ẩn dưới sông, vỡ hộp sọ
- Nam Định là điểm sáng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử
- Nam Định: Thiếu nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe tải
- Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
- Độc đáo chợ nón xã Nghĩa Châu Nam Định
- Hải Hậu: Bi kịch đến từ bạo lực gia đình
- Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
- Nam Định: Lời thỉnh cầu của thương binh Đinh Văn Thiểm