Nam Định: Đoàn viên Bùi Văn Biên xã Yên Trung khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình nuôi cá Koi

Nam Định: Đoàn viên Bùi Văn Biên xã Yên Trung khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình nuôi cá Koi

Về thôn Văn Minh, xã Yên Trung hỏi thăm đến mô hình nuôi cá Koi của anh Bùi Văn Biên ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Không chỉ được biết đến trong vai trò 1 trưởng thôn, 1 cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc chung của làng, của xã, anh Bùi Văn Biên, sinh năm 1988 còn là 1 tấm gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi với ý tưởng khởi nghiệp táo bạo nhưng đầy triển vọng.

Vốn xuất thân từ 1 gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ, anh Biên đã gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, ao nuôi. Do hoàn cảnh gia đình có bố mất sớm nên sau khi học xong trường Trung cấp nghề, năm 2016, anh Biên đã quyết định quay về lập nghiệp ngay trên chính mảnh đất quê hương. Nhận thấy đặc thù đồng đất tại nơi mình sinh sống có nhiều thùng trũng, vũng sâu cho năng suất lúa kém hiệu quả nên sau nhiều đêm suy tư, trăn trở, anh Biên quyết tâm phải cải tạo ruộng đất và chuyển đổi sang hình thức canh tác mới để có thể tìm được hướng làm kinh tế khả quan. Cùng thời điểm đó, từ lúc được đến tham quan và biết về mô hình nuôi cá Koi của một số người bạn tại huyện Vụ Bản, anh cảm thấy rất hào hứng và từng bước tìm hiểu sâu hơn về cách nuôi thả giống cá này. Cũng từ đây, mơ ước được làm chủ 1 trang trại nuôi cá Koi bắt đầu được nhen nhóm và ấp ủ trong anh.

Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, với tinh thần dám làm, dám đầu tư, sau khi bàn bạc cùng gia đình, năm 2019, anh đã mạnh dạn nhận đấu thầu diện tích hoang hoá của xã để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. Thời gian đầu, với số tiền tiết kiệm được và vay mượn thêm từ anh em, bạn bè và tín chấp tại Ngân hàng, anh đã đầu tư 1,2 tỷ đồng để quy hoạch gọn vùng, đầu tư cơ sở vật chất, làm đường, làm điện và cải tạo ruộng trũng thành ao nuôi cá. Năm 2020 là năm đầu tiên anh thả lứa cá Koi giống đầu tiên. Thành công đến thật chẳng dễ dàng. Những ngày đầu nuôi cá, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, lại chưa nắm bắt hết được tập tính của con nuôi mới nên có những lần cá chết hàng loạt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy vậy, với suy nghĩ thất bại là mẹ của thành công, anh Biên vẫn không hề nản chí, bỏ cuộc mà luôn tự động viên mình phải cố gắng để chinh phục được loại cá “khó tính” này. Với sự hỗ trợ nhiệt tình về kỹ thuật của những người nuôi cá đi trước, sau hơn 1 năm lăn lộn, vất vả cùng cá chép Koi, đến nay trên diện tích 4ha chuyển đổi, anh Biên đang duy trì 4 ao nuôi từ 1 – 2ha/ao, trong đó có 2 ao nuôi thả cả giống với khoảng 70 – 80 vạn con/ao và 2 ao nuôi cá xuất, trung bình từ 2 – 3000 con/ao. Anh Biên cho biết: Khác với các loại cá truyền thống khác, giống cá chép Koi có nguồn gốc từ Nhật Bản được nuôi thả để làm cảnh nên đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn, đặc biệt là trong khâu xử lý nguồn nước. Trong quá trình nuôi cần sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau, tránh gây sốc cá, không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh và phải chú ý vệ sinh ao thả thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao…Ngoài ra, vì cá Koi thường dễ mắc bệnh vào mùa đông – xuân nên để nuôi được cá có vẻ đẹp tự nhiên, tuổi thọ cao thì ao hồ phải sâu, rộng, nước phải luôn sạch, rong, tảo không quá nhiều. Đặc biệt, đây không phải là giống cá ăn tạp nên phải dùng các loại cám chuyên biệt, có độ đạm cao để cá nhanh lớn và không ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc của cá sau này. Riêng chăm sóc cá giống, người nuôi còn phải cho ăn bằng lòng đỏ trứng chín hay bột đậu nành pha loãng trong nước.

So với các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, làm kinh tế từ cá Koi theo phương pháp nuôi công nghiệp trong ao theo cách làm của mà anh Biên đang đầu tư, theo đuổi còn khá mới mẻ và nhiều thử thách. Mặc dù vậy, khi đã nắm giữ được kiến thức, đúc rút được kinh nghiệm thực tế cùng quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, đây có thể xem là loại cá làm giàu cho nông dân ngay từ chính đồng ruộng quê hương vì giá trị cao hơn từ 2 – 3 lần so với các loại cá truyền thống và đang rất được thị trường cá cảnh ưa chuộng. Chỉ sau hơn 1 năm nuôi thả, mô hình nuôi cá Koi của gia đình anh Biên đã bắt đầu đem lại những tín hiệu khả quan. Với đầu ra ổn định, được xuất bán với số lượng lớn bao gồm cả cá giống và cá thương phẩm, 4 ao nuôi thả đã đem lại nguồn thu ổn định, bước đầu thu lãi trên 50 triệu đồng/năm đồng thời còn tạo việc làm thời vụ cho 3 – 4 lao động, chủ yếu là thanh niên tại địa phương với mức thu nhập từ 200 – 250.000 đồng/người/giờ. Để mô hình được phát triển lâu dài, đảm bảo chất lượng và số lượng con nuôi, anh Biên mong muốn có thể mở rộng thêm diện tích nuôi thả và chủ động được nguồn cá giống từ việc lai ghép các cặp cá bố mẹ để sinh sản. Ngoài mô hình nuôi cá, hiện anh Biên còn kinh doanh thêm dịch vụ lái mKhông chỉ làm kinh tế giỏi, anh Bùi Văn Biên còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa phương. Trong quá trình công tác, với vai trò là Trưởng thôn và UVBTV Đoàn xã, anh Biên luôn gắn bó, bám sát các công việc của địa phương, chủ động tham mưu, triển khai các hoạt động thiết thực như tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, giữ cảnh quan thôn làng Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp; phát động xây dựng tuyến đường thanh niên; vận động ủng hộ xây dựng sân chơi thể thao cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ các gia đình, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn…

Có thể nói, với lòng nhiệt huyết, năng động và trách nhiệm của tuổi trẻ, anh Bùi Văn Biên xứng đáng là tấm gương ĐVTN trẻ tiêu biểu trong phát triển kinh tế và xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh./.áy xúc, cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/ tháng.

Tags:

TOP