Huyện Nghĩa Hưng nằm giữa 2 con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển cả nuôi thủy sản nước ngọt và mặn lợ.
UBND huyện đã tích cực tạo điều kiện, khuyến khích người dân tham gia phát triển kinh tế thủy sản, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ thâm canh của từng vùng, từng địa phương.
Đã có một số địa phương, đơn vị chủ động lập dự án chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Toàn huyện hiện có gần 3.000ha nuôi thủy sản với tổng sản lượng nuôi trung bình hằng năm đạt hơn 17 nghìn tấn.
Trong đó, sản lượng thủy sản nước ngọt đạt khoảng 6.000 tấn; sản lượng nuôi mặn lợ là hơn 11 nghìn tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là ngao, tôm, cá bống bớp, là những đối tượng chủ lực cho sản lượng hằng năm cũng như hiệu quả nuôi ổn định và phát triển bền vững, cần được duy trì, phát huy trong những năm tới. Các vùng nuôi như Cồn Xanh, vùng nông trường Rạng Đông, vùng ven sông Ninh Cơ là những vùng nuôi tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Hưng. Tại vùng nuôi nông trường Rạng Đông, trung bình hằng năm tổng sản lượng thủy sản thu được ước đạt 1.000 tấn. Hộ ông Nguyễn Lương Bằng có diện tích 2,5ha nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nuôi nông trường Rạng Đông. Mỗi năm ông thu hoạch được trung bình 30 tấn tôm.
Ông Bằng cho biết: “Để có được những kết quả trên tôi luôn chú trọng thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật từ công tác cải tạo ao đầm đến lịch thời vụ xuống giống, chăm sóc và đặc biệt luôn theo dõi tình hình dịch bệnh cũng như diễn biến môi trường nước từng giai đoạn sinh trưởng của con nuôi để có những biện pháp xử lý kịp thời”.
Một số vùng chuyển đổi từ diện tích trồng lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi thủy sản thuộc địa bàn các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi, Nghĩa Châu… cũng cho kết quả nuôi thủy sản cao. Hộ ông Nguyễn Văn Phúc, xã Nghĩa Bình là hộ nuôi cá diêu hồng điển hình. Theo ông Phúc đây là giống cá có khả năng thích ứng tốt với thay đổi thời tiết, chịu nóng, chịu lạnh tốt, ít nhiễm bệnh và tốc độ sinh trưởng nhanh. Do được địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật nuôi giúp việc nuôi cá của người dân rất suôn sẻ và thuận lợi. Đồng chí Khương Duy Thám, Phó trưởng Phòng NN và PTNT huyện Nghĩa Hưng đánh giá: “Hiện nay, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi của huyện đều phát triển rất tốt. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để kiểm tra tình hình vùng nuôi, nhất là tình hình dịch bệnh và diễn biến môi trường nước trong các thời điểm khác nhau để khuyến cáo kịp thời cho các hộ nuôi nắm bắt rõ vấn đề cũng như những phương hướng giải quyết khi xảy ra sự cố. Các chủ hộ nuôi đã chú trọng tìm hiểu và nắm bắt những tiến bộ kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới phương thức, biện pháp canh tác con nuôi”.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, vẫn có tình trạng sử dụng thuốc phòng trị dịch bệnh thủy sản của nhiều hộ dân còn tùy tiện, dùng thuốc không đúng chủng loại theo hướng dẫn chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản cũng như môi trường nuôi… Để khắc phục tình trạng này nhằm bảo vệ uy tín chất lượng sản phẩm thủy sản của địa phương, khi phát hiện tình hình huyện đã có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn, tuyên truyền đến các hộ nuôi sử dụng các loại thuốc, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN và PTNT; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Với sự chỉ đạo, định hướng của tỉnh, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục thực hiện khai thác tốt tiềm năng đất đai, phát triển toàn diện kinh tế thủy sản trên mọi lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và chế biến dịch vụ. Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, tăng cường phối hợp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, ngư dân; hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng quy hoạch… Khuyến khích vận động xây dựng các tổ, đội tự quản vùng nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản… nhằm mục đích tuyên truyền có hiệu quả hướng dẫn, chỉ đạo của Sở NN và PTNT cũng như của Phòng NN và PTNT huyện, giúp người nuôi có nhiều điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Bài: Thanh Hoa – baonamdinh.vn
- Tình yêu như mơ của chàng trai mắc bệnh Wilson: Tân Lỳ
- [VIDEO] Một lần trải nghiệm rừng ngập mặn Xuân Thủy
- Bộ ảnh cưới chụp trên nóc nhà và những Đám cưới ’em gái mưa’ trong đợt lũ lịch sử
- Nộm rau câu Giao Thủy
- Mách bạn 6 món ngon đãi khách ngày tết đơn giản, dễ làm
- Món ngon Nam Định phải thử một lần cho biết
- Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
- Đình chỉ công tác nữ nhân viên xe bus đuổi khách xuống đường
- Linh thiêng của ngôi chùa Cổ Lễ – Trực Ninh Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy có gì đặc biệt?
- Tích súng, lựu đạn để buôn bán ma tuý
- Lý giải biệt danh của giang hồ mạng Trường ‘con’ nổi tiếng Nam Định
- Nghĩa Hưng (Nam Định): Rừng mới trồng chắn sóng ven biển Nam Cồn Xanh chết hàng loạt
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Sự thật về cái chết của người đàn ông sau khi cãi nhau với anh trai
- Đền Lựu Phố – Di tích lịch sử Quốc gia
- Nam Định: Sinh viên điều dưỡng kêu trời vì ảnh kỷ yếu thảm họa
- Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Bãi biển Nam Định tan hoang như bãi chiến trường
- Nam Định: Đang xem xét khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến một phụ nữ tử vong?
- Bánh nhãn Hải Hậu – hương vị đồng quê