Sáng 15-10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết con số người thiệt mạng trong đợt lũ vừa qua tiếp tục tăng lên, đã có 68 người chết và vẫn còn 34 người mất tích.

Vụ lở đất tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, Hòa Bình mới tìm được 10 thi thể, vẫn còn 8 người mất tích, các lực lượng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm – Ảnh: XUÂN LONG
Cũng theo Ban chỉ đạo, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, hạ tầng. Có 221 nhà bị đổ sập gồm: Sơn La 50 nhà, Yên Bái 78 nhà, Hòa Bình, 32 nhà, Thanh Hóa 55 nhà, Nghệ An 4 nhà, Hà Tĩnh 2 nhà.
Có 46.177 nhà bị ngập gồm: Sơn La 43 nhà, Yên Bái 997 nhà, Phú Thọ 424 nhà, Hà Nội 295 nhà, Hà Nam 6.383 nhà, Ninh Bình 7.800 nhà, Thanh Hóa 28.146 nhà, Hà Tĩnh 2.089 nhà.
Hiện mực nước đang rút, các địa phương tiếp tục tổ chức thống kê, tổng hợp. Ngoài ra, trong đợt mưa lũ cũng đã phải di dời khẩn cấp 2.298 nhà.
Về vụ lở đất vùi lấp 4 hộ dân với 18 người tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, theo Ban chỉ đạo, các lực lượng mới tìm được 10 thi thể, vẫn còn 8 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý đê điều (Bộ NN&PTNT), hiện mực nước trên các sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Mã vẫn còn ở mức cao, nguy cơ tiếp tục xảy ra các sự cố đê điều.
Ngoài 197 trọng điểm đê điều tại 19 tỉnh có đê, trong đợt mưa lũ vừa qua đã xảy ra 143 sự cố đê điều.
Trên 15 tuyến đê từ cấp III đến cấp I thuộc 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã xảy ra 50 sự cố đê điều/9.568m, bao gồm: sạt lở mái đê (19 sự cố/1.620m); thẩm lậu, rò rỉ nước qua thân đê (9 sự cố/2.425m); đùn sủi phía chân đê hạ lưu (4 sự cố); nước tràn qua mặt đê (7 sự cố/4.480m); nứt mặt đê (1 sự cố/150m); sự cố ở cống qua thân đê (4 sự cố); sạt lở kè, bờ sông (5 sự cố/893m).
Riêng tại một số tuyến đê của tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra những sự cố rất nguy hiểm như: sự cố nứt mặt đê, sạt lở mái đê phía sông đê tả Chu (K17+100-K17+332); nứt, sạt mái đê phía sông đê hữu Mã (K32+000-K32+225); nước tràn qua đỉnh đê tả, hữu sông Lạch Trường (tổng chiều dài 3.276m); sự cố bãi sủi ở hạ lưu đê tả Chu (K30+050); lỗ phụt nước đục hạ lưu đê hữu Lèn (K5+950).
XUÂN LONG – Tuoitre.vn
- Những học sinh, sinh viên 9x đam mê sáng tạo, đã tự mày mò chế tạo ra những sản phẩm giá rẻ, có tính ứng dụng cao.
- Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
- CĐV CLB Nam Định mến Hải Phòng như anh em nhờ mại dâm ở Quất Lâm và Đồ Sơn?!
- Gỏi nhệch Giao Thủy Nam Định
- Nam Định: nghĩa trang của hơn 14.000 hài nhi bị vứt bỏ và những câu chuyện lạnh người
- Độc đáo Trà Hòm Nam Định
- Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
-
BV YHCT Nam Định: Rác y tế nguy hại nằm lẫn trong rác sinh hoạt
-
Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
-
Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần
-
Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa
-
Kẹo Sìu Châu – đượm hồn quê xứ thành Nam
-
Cứu sáu ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
-
Tháp Phổ Minh – Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
-
Hải Hậu: Đi cà kheo, đánh trồng cà rùng… mừng ngày Quốc Khánh
-
Làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam
-
Cư dân mạng lùng sục củ niễng Nam Định, xuýt xoa với những món ngon thuộc dạng “cực phẩm”
-
Nam Định – Một trong 34 nền văn hóa tiêu biểu của thế giới
-
Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
-
Người nuôi trồng thủy sản Nam Định ‘trắng tay’
-
Toàn cảnh lễ hội đền Trần trước giờ khai ấn
-
Đi chợ Viềng “mua” lộc đầu năm