Không tháng nào cặp vợ chồng trẻ này không để ra được 6,3 triệu đồng. Số tiền này họ tiết kiệm phòng mai này có con nhỏ hay lúc biến cố.
Mới kết hôn chỉ gần 1 năm nay, dù lương tháng không cao nhưng vợ chồng nhà chị Nguyễn Thị Yến, 25 tuổi và anh Trần Anh Tuấn, 27 tuổi ở Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội tháng nào cũng để ra được một nửa già tổng thu nhập của mình.
Vợ chồng trẻ này hiện đang làm trong những cơ quan nhà nước. Do đó, tổng lương tháng của 2 vợ chồng sau khi trừ mọi khoản đi chỉ còn khoảng 10 triệu đồng.
Thế nhưng cũng may, vợ chồng Yến – Tuấn không phải đi thuê nhà mà có nhà riêng. Vì thế cũng tiết kiệm được 1 khoản tiền nhà trọ.

Mới kết hôn chỉ gần 1 năm nay, dù lương tháng không cao nhưng cặp vợ chồng Yến – Tuấn tháng nào cũng để ra được nửa già tổng thu nhập của mình. (Ảnh minh họa)
Do chưa có con nhỏ nên mỗi tháng vợ chồng Yến – Tuấn chi tiêu cũng khá đơn giản và chỉ tập trung vào các khoản cụ thể sau:
+ Truyền hình cáp: 22 ngàn đồng/tháng
Dù sử dụng gói truyền hình cáp nhưng do chung với hàng xóm nên mỗi tháng gia đình chị chỉ phải trả 22 ngàn đồng.
+ Tiền điện thoại: 100 ngàn đồng
Tiền điện thoại của anh xã chị Yến, cơ quan chồng chị trả. Chính bởi thế hàng tháng chị Yến chỉ phải nạp khoảng 100 ngàn đồng/tháng là đủ dùng. Khi có việc, chị vẫn dùng facebook, zalo để liên lạc nên cũng đỡ tiền điện thoại khá nhiều.

Riêng tiền điện nhà chị hết khoảng 500 ngàn đồng. Nếu tháng nào tiền điện thừa thì chị sẽ đút lợn.
+ Tiền điện, nước: 540 ngàn đồng/tháng
Do vợ chồng chị Yến đi làm cả ngày nên mỗi tháng tiền nước nhà chị cũng không đáng là bao. Mỗi tháng chị chỉ phải trả khoảng 40 ngàn đồng.
Riêng tiền điện nhà chị hết khoảng 500 ngàn đồng. Nếu tháng nào tiền điện thừa thì chị sẽ đút lợn.
+ Tiền gas: 80 ngàn đồng/tháng
Trung bình cứ 3 tháng, vợ chồng chị Yến mới phải thay bình gas mới 1 lần. Vì thế, tính ra, một tháng chị chỉ hết khoảng 80 ngàn tiền gas.
+ Tiền gạo: 230 ngàn đồng/tháng
Mỗi tháng, chị Yến mua 10kg ngon với giá 230 ngàn đồng là đủ ăn cả tháng. Có tháng thậm chí còn ăn không hết chừng ấy gạo nếu có cỗ bàn hay về ngoại ăn trực nhiều.
+ Tiền mắm muối, gia vị: 100 ngàn đồng/tháng
+ Tiền internet: 80 ngàn đồng/tháng
Do không có nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao nên chị Yến cũng dùng chung với hàng xóm. Một tháng chị thường phải chi trả khoảng 80 ngàn đồng.
+ Tiền mua bột giặt, giấy vệ sinh, kem đánh răng: 250 ngàn đồng/tháng
+ Tiền mua thức ăn hàng ngày: 1,5 triệu đồng/tháng
Mỗi ngày chị Yến thường chi cho tiền ăn của 2 vợ chồng khoảng 50 ngàn đồng. Số tiền này chị chi khoảng 20 ngàn đồng cho bữa sáng nấu ăn tại nhà của 2 vợ chồng và 30 ngàn đồng cho bữa tối.

Bữa sáng đơn giản của vợ chồng chị

Bữa tối của 2 vợ chồng khá đơn giản vì đều đã ăn bữa phụ ở cơ quan mới về.
Bữa trưa thì vợ chồng chị không phải lo ăn uống vì cả hai đều ăn trưa tại cơ quan. Thậm chí đến xế chiều, cơ quan anh chị Yến cũng có bữa phụ. Vì thế khi bữa tối về nhà, vợ chồng chị cũng không ăn nhiều nữa.
“Gần nhà mình có chợ đầu mối rất rẻ. Thịt cá đều rẻ hơn khi mua lẻ. Rau cũng rẻ mà toàn của người ở quê ra trực tiếp bán. Mình lại luôn nấu ăn sáng tối ở nhà nên vợ chồng ăn uống đảm bảo mà không phải bóp mồm bóp miệng trong ăn uống”, chị Yến nói.
+ Tiền ma chay, hiếu hỉ: 800 ngàn đồng
Nếu tháng nào số tiền này không dùng đến hoặc dùng không hết, chị Yến lại nhét lợn tiết kiệm.
“Vợ chồng mình làm nhà nước nên lương không cao. Vì thế mình phải khéo co chi tiêu khoảng 3,7 triệu/tháng thì ấm thôi vì vợ chồng cần có 1 khoản để dành để sau này còn bầu bí và sinh con. Được cái, chồng mình cũng ngoan, anh không tụ tập nhậu nhẹt hay bài bạc nên mới được như thế. Anh xã cũng có gì ăn nấy, chưa bao giờ kêu ca cả. Thi thoảng vợ chồng về ngoại ăn thì tất nhiên là được free rồi”, chị Yến cười chia sẻ.
(Theo Nhịp Sống Việt/ Tổ quốc)
Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/hoc-cach-chi-tieu-cua-vo-chong-tre-ha-noi-thu-nhap-10-trieu-ma-thang-nao-cung-de-ra-duoc-63-trieu-dong-22202012272946968.htm
- Nữ sinh Nam Định trường Báo xinh đẹp được khen giống hoa hậu
- Chuyện ít biết về quá trình hoàn thiện tiêu bản ‘cụ rùa’ Hồ Gươm
- Nhà thờ Giáo họ Kinh Lũng – Nam Trực Nam Định
- Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu
- Biết mấy tự hào, Hải Hậu quê hương
- Chàng trai Nam Định bị mèo cưng cào rách tay cảnh báo dân mạng
- Nam Định: Hội chợ Viềng
-
Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
-
Làm rõ đoàn xe quá khổ “khủng” lọt trạm cân ở Nam Định
-
Nam Định: Nghi ngộ độc món giò xào, 13 người cùng xóm nhập viện
-
Nam Định: Thu giữ hơn 1,5 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc
-
Xe khách biển Nam Định 29 chỗ nhồi nhét 73 người, hành khách nín thở trên xe
-
Hương vị cuộc sống: Học cách làm Xôi cá rô đặc sản Thành Nam
-
Nam Định: Sản phẩm và đồ chơi truyền thống Tết Trung thu vẫn lên ngôi
-
Cùng bạn tổ chức sinh nhật trên cầu lúc nửa đêm: Cô gái bất ngờ nhảy xuống sông tự tử
-
Ý Yên: Những báu vật nơi phế tích Chương Sơn
-
Cố băng qua đường sắt dù barie đã đóng, người đi xe máy suýt mất mạng
-
Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
-
Du lịch Quất Lâm không còn dịch vụ “nhạy cảm”?
-
Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc – Nam Phong – Nam Trực – Nam Định
-
Nhà máy dệt Nam Định đã bị san phẳng gần hết
-
Đến Nam Định thưởng thức bún sung ấm áp vị đồng quê