
Sách cổ được phát hiện dưới chân tượng Phật. Ảnh: Giáo dục và Thời đại
Nam Định: Mới đây, trong khi hạ giải để kiến thiết ngôi chùa cổ bậc nhất làng Trà Lũ xưa thuộc tỉnh Nam Định, người dân đã vô tình phát hiện cuốn kinh Di Đà vô cùng quý giá.
Chùa Cổ thuộc xóm 7, xã Xuân Bắc. Theo một số cao niên, từ khi khai sinh làng Trà Lũ thì ngôi chùa này đã là nơi thờ Phật chung của 3 xã Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung. Từ khi xây dựng, trải qua biến cố thăng trầm nên ngôi chùa không còn giữ được nhiều hiện vật để có thể nằm trong tài liệu di tích lịch sử chính thống.
Chùa cổ có từ lâu nên cũng đã hư hoại, xuống cấp. Năm Tự Đức thứ 34 (1881) có cơn bão lớn, chùa đổ nát chỉ còn trơ lại nền. Liền đó, làng xã đã họp bàn, thành lập hội mang tên Hội Khuyến Thiện, hợp sức cùng với thôn Trà Lũ Bắc huy động nhân dân đóng góp xây dựng lại ngôi chùa.
Qua tư liệu, dịch giả Đỗ Trác cho rằng, chùa cổ được xây dựng lần đầu vào khoảng giữa thế kỷ 18, đầu thời vua Lê Cảnh Hưng (1740 – 1780). Khi làng Trà Lũ đã tương đối trù phú, các cụ xây dựng đền Thần, thứ đến chùa cổ, mãi sau này mới xây dựng đình làng và xây mới chùa Bắc ở ngoài trung tâm xã (trước đó là bãi cửa sông Hà Khẩu ngập nước). Chùa Trung Xuân Bắc được xây dựng lớn vào thời kỳ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 mới xong.
Mới đay, khi ngôi chùa cổ được hạ giải để kiến thiết, người dân vô tình phát hiện cuốn kinh dưới chân Phật. Tuy nhiên, vì không ai biết chữ nho nên cũng không quan tâm lắm liền để cuốn kinh ngoài đống gạch.
Cho đến khi ban trị sự chùa cổ kiểm kê tài sản, đồ thờ mới phát hiện cuốn kinh và mời một số nhà nghiên cứu tìm hiểu. Sau khi các chuyên gia xác định đó là cuốn kinh Di Đà cổ quý giá có một không hai, ban trị sự cắt cử nhau trông coi báu vật này.
Theo một số nhà nghiên cứu, cuốn kinh Di Đà được sao in từ bản gốc của chùa Kim Liên (Tây Hồ – Hà Nội). Trước đó, ngôi chùa cổ cũng chịu chung số phận bị đốt phá sau thời kỳ khởi nghĩa thất bại của Phan Bá Vành chống triều đình nhà Nguyễn. Cuốn kinh có thể do vị sư hoặc tín đồ nào đó tiến cúng.
Theo quan sát, chữ trong sách cổ được viết trên giấy dó, bìa bồi cậy nên rất cứng, các nét chữ vẫn rõ ràng. Đây được xem là cuốn kinh cổ được bảo quản, giữ gìn lành lặn nhất.
- Chàng trai Nam Định cùng người yêu xây ‘lâu đài hạnh phúc’ nhờ mê phượt
- Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
- Lịch trình cho hai ngày xả hơi ở Hải Hậu – Nam Định
- Tổng Bí thư Trường Chinh – Người con ưu tú của quê hương Nam Định
- Làng nghề nước mắm Sa Châu Nam Định
- 10x Nam Định đa tài, gây thương nhớ vạn ánh nhìn với nụ cười rạng rỡ
- Nguồn gốc của Phở Nam Định
-
Clip – Hình sự đặc nhiệm và hiệp sĩ bắt nóng tội phạm quê Nam Định trên phố
-
Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
-
Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
-
Nam Định: Tai nạn đường sắt làm 3 người tử vong
-
Mẹ nhẫn tâm đẩy con nhỏ ra đường chịu rét ăn xin có bị ‘đeo gông’?
-
Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
-
Người nuôi trồng thủy sản Nam Định ‘trắng tay’
-
Thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định: Tìm thấy laptop của nạn nhân trong nhà nghi can
-
Thành Phố Nam Định Về Đêm
-
Bắt Trường “con” Nam Định và người tình về hành vi mua bán ma túy
-
Nam Định: Thanh niên lừa bé gái, nhanh tay trộm Iphone
-
Tháp Phổ Minh – Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
-
Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
-
Hải Hậu: Đám tang với hơn 30 xe sang rước lễ gây xôn xao
-
Nam Định: Nông dân tranh thủ ‘vớt vát’ lúa mùa