Tôi từng đi ăn mỳ ở Hong Kong, thấy bảng đề hơn 50 loại mỳ, đọc trên đó thấy đại khái những thứ mình ăn được, bèn bào cho tôi một bát số 2 kia.
Nhà hàng nói trong số hai có hơn 20 loại khác nhau, vậy ông chọn loại nào. Như vậy nhà hàng này có đến hàng trăm loại mỳ, tất nhiên chỉ khác nhau ở cách gia giảm gia vị thôi. Cái lưỡi của người Trung Hoa rất tinh tế, nền ẩm thực của họ có thể viết được thành sử nấu ăn.
Người ta vẫn tranh luận những hàng ăn ở Hà Nội ngon nhất vẫn là hàng gánh rong. Tuy nhiên, bán phở cần rất nhiều phụ tùng nên hàng phở cố định là thích hợp nhất. Món phở Thành Nam (Nam Định) khi dịch chuyển lên Hà Nội gần như bị mất bản quyền.
Dân Hà Nội cái lưỡi tinh tế, gia giảm bớt vị mặn nồng của phở Nam Định, thành một thứ phở Hà Nội rất đặc trưng, trong đó nước phở, bánh phở, thịt, hành, ớt, quẩy ăn kèm đều quan trọng cả. Ở phương Tây, nhà hàng Phở Hà Nội là một đặc sản.

Đồ chơi hình gánh phở rong tại Bảo tàng Con người Paris
Xì tắc mày rao đã điếc tai
Tiền thì không có biết vay ai.
Cho tao ăn chịu thêm một bát
Sáng mai tao trả một thành hai.
Đạo diễn Lương Tử Đức cho là chữ Xì tắc, chính là Sực tắc trong tiếng Quảng Đông, nghĩa là ăn ngay. Cái món ăn ngay này quả thực không nhất thiết là phở, hay mì vằn thắn, sủi cảo, mà người Tàu thường bán rong ở các đô thị xưa. Phở vẫn là một khái niệm chưa rõ ràng ngoài sự tương đương của nó với từ phân, phấn nghĩa là bột gạo, mà gạo là lương thực chính của người Việt Nam.
Bí quyết của phở nằm ở nhiều khâu, quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Xương bò, con sá sùng (một loại đỉa biển) và hành củ không thể thiếu, tất nhiên còn nhiều thứ khác mà chúng ta không thể biết được. Đó là bí quyết của người bán phở.
Bạn tôi cũng bán phở, anh kể phải mua mất mấy chục cây vàng mới được công thức này, tuy nhiên mở hàng một thời gian không lâu đã thu hồi vốn và có lãi. Tôi cậy cục với anh cho tôi biết chỉ để làm nghiên cứu tập tục văn hóa thôi, vì tôi không bao giờ kinh doanh. Bạn tôi có hứa nhưng dặn trước nếu ông mà để lộ công thức thì tôi cho ông vào luôn nồi nước phở. Kinh hãi quá nên không dám hỏi nữa. Một bà bạn hàng phở khác tâm sự rằng: Nhà tôi bán phở tuy có tiền, nhưng mãi mới lấy được chồng, vì người tôi lúc nào cũng toàn mùi phở.
Xét cho cùng phở cũng là một thứ “lăng nhăng”, chữ “phở” có lẽ cũng để chỉ những thứ “lăng nhăng” chả ra sao cả. Nhưng đôi khi người ta cần đến vài thứ “lăng nhăng” cho thư giãn.
Phan Cẩm Thượng – Thethaovanhoa.vn
- Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
- 9X Nam Định thoát kiếp “mặt lưỡi cày” sau 23 năm
- Chè thái, quà vặt Nam Định
- Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
- Ngỡ ngàng cây Bồ Đề hơn 800 trăm tuổi tại Nam Định
- Phì cười với clip nhép ‘Lạc trôi’ của học sinh Nam Định
- Nghị lực phi thường của chàng trai mang tên “thằng ngốc“
-
Lễ Khai Trương Phòng Khám Sản Phụ Khoa Tâm An Nam Định
-
Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
-
Nhà thờ Giáo họ Đức Bà
-
Thót tim khi cả gia đình thoát chết trong gang tấc trước bánh xe container
-
Trận địa bên sông Đào
-
Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
-
Sôi động lễ hội mừng Tết Độc lập tại Nam Định
-
Nguồn nước sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở Nam Định bị ô nhiễm
-
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong Nam Định giành suất sang Mỹ thi chung kết MOSWC 2017
-
Thống nhất lùi thời gian thông qua luật đặc khu
-
Chùa Đại Bi – Nam Định
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Tặng vé xe buýt miễn phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận
-
LeadViet truyền thông sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Nam Định
-
Bão số 3 khiến hơn 700ha lúa mùa của Nam Định chìm trong nước