“Hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện nét đẹp tâm linh của người Việt.
Kỳ 2: Góc khuất sau câu chuyện “hầu bóng”?
“Hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện nét đẹp tâm linh của người Việt. Cùng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, sự phát triển nở rộ của loại hình nghệ thuật này cũng chứa đựng nhiều “góc khuất” ít ai biết…
“Thế giới” đồng cốt…
“Hầu đồng” là một “thế giới” tâm linh nghi hút khói hương, thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay, thế giới của những đền, những phủ, những đồng cô, đồng cậu, với mê muội những con nhang, đệ tử trong các buổi hầu đồng, khấn bóng. Lao vào thế giới đó, ngoài những người làm ăn buôn bán, còn có cả những người được gọi là trí thức, thậm chí có cả những người quyền cao chức trọng…

Thanh đồng Bích Ngọc
Theo quan niệm dân gian, người hầu đồng trước hết phải là người có duyên với đạo Mẫu (có căn), đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.
Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt.
Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.
Nói về vấn đề này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam) chia sẻ:
“Những người có căn đồng, tham gia hầu đồng – Đây không phải mê tín dị đoan mà nhân tố quan trọng nhất đó chính là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được”.

Hầu đồng ở Phủ Dầy, Nam Định
Trên thực tế, chưa có một quy chuẩn rõ ràng nào để xác định một người bình thường trở thành thanh đồng, nhiều đối tượng đã lợi dụng lỗ hổng này để kiếm lợi bất chính, không có “căn quả” vẫn xin ra trình đồng, giả mạo thần thánh phán truyền sai lệch, mở khóa hầu để “rút tiền” và lòng tin của “tín dân”.
PGS, TS Tô Văn Trụ – Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN cho rằng, ở nhiều nơi hầu đồng vẫn có những hiện tượng các bà đồng, thanh đồng chê bai, dè bỉu lẫn nhau, ngay trong cộng đồng thanh đồng, nhóm này bài xích nhóm khác diễn ra như cơm bữa.

Giá hầu Cô Bé tại phủ Tiên Hương, Phủ Dầy, Nam Định
Trong xã hội, có không ít trường hợp“thầy” cứ gặp ai đến xem cũng dọa “Có căn đồng, số lính, nếu không ra hầu sẽ gặp họa”. Nghe thế, có người đang bệnh tật, gia cảnh túng quẫn cũng cố đi vay mượn mấy chục triệu để hầu đồng.
Chưa kể đến việc, hiện nay nhiều thanh đồng còn “mượn” mạng xã hội để đánh bóng tên tuổi, càng nổi tiếng thì càng khó mời, giá mời càng cao, “hầu đồng” như chạy show,… làm mất đi giá trị cốt lõi của nghi lễ này.
“Tốt lễ, dễ kêu”?
Hiện nay, “hầu đồng” đã được cộng đồng tiếp nhận theo cách tích cực hơn, thu hút tất cả các tầng lớp trong xã hội, có cả những người giàu có, chức cao,người ta đua nhau đi tán lộc khiến bản danh sách “các thầy” ngày một dài hơn.
Cũng vì thế mà không biết bao nhiêu người đã hao tiền, tốn của, khánh liệt tài sản vì niềm tin mê muội vào đồng cốt.
Không ít người có suy nghĩ lễ vật càng to, mở khóa đồng càng lớn thì càng thể hiện sự thành tâm, lắm lộc, bởi vậymà họ sẵn sàng chi ra những khoản chi phí “khủng” để cầu Thánh.
Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lệch với ý nghĩa ban đầu của “hầu đồng”, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Đi lễ, lòng thành là điều quan trọng nhất”.

Lễ vật một khóa hầu tại Phủ Dầy, Nam Định
Hoạt động “hầu đồng” diễn ra rất “sôi động”, theo một người dân địa phương bán đồ lễ lâu năm tại đây chia sẻ: “Các đoàn “hầu đồng” ở khắp nơi về, muốn tổ chức một khóa đồng ở Phủ Dầy phải đặt lịch trước cả tuần, cả tháng với ban quản lý di tích ấy chứ, mà bây giờ là còn chưa phải chính hội, nên còn hạn chế mở hầu để người dân đi lễ, vào dịp chính hội tháng 3 còn đông hơn nhiều”, bác cho biết thêm chi phí để mở một lễ “hầu đồng” thường rất tốn kém“ cũng tùy thuộc vào từng gia đình, ít cũng phải mấy chục triệu, nhiều đoàn giàu có lên đến mấy trăm triệu cũng có, trung bình một lễ cứ tầm hơn trăm triệu”.
Vậy mới hiểu vì sao người ta lại mê mẩn “cái nghề” này đến vậy. Có những thanh đồng cứ theo thầy hầu đồng vài khóa, có khi còn chưa thuộc hết lời ca, nghi thức, nghi lễ đã “ra đồng”, mở phủ dẫn đến việc biến tướng, sai lệch trong cách thức.
Thừa nhận tình trạng loạn đồng, dị đồng, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, thành viên tham gia giúp tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO, cảnh báo không nên hiểu việc tín ngưỡng được thế giới vinh danh như là việc được cấp thẻ hành nghề hầu đồng để rồi khắp nơi tổ chức hầu đồng.
“Hầu đồng là một nghi lễ thực hành tín ngưỡng và không phải ai cũng có thể thực hành được. Không thể có chuyện thánh bảo hầu đồng phải làm lễ thế nào, mua những gì cũng được. Đó chẳng qua là “mượn” thánh để trục lợi”.

Cung văn phục vụ hầu đồng
Trước đây, suốt một thời gian dài “hầu đồng” bị cho là mêm tín, dị đoan, đến khi được vinh danh, nghi lễ này phát triển nở rộ, kéo theo rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
Đã đến lúc, chúng ta cần nâng cao nhận thức về di sản phi vật thể, nó giúp kết nối, tạo bình đẳng, hài hòa giữa thủ nhang, bản hội, tạo nên một cộng đồng thờ Mẫu thống nhất. Nhờ đó, giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh, tránh lợi dụng các cơ sở thờ tự để buôn thần bán thánh, thương mại hóa…
Theo Dương Ninh
(khoe365.net.vn)
- Môtô 3 bánh tiền tỷ Can-am làm xe ba gác tại Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Dục – Nghĩa Hưng Nam Định
- Thực hư đám cưới chú rể sinh năm 2000 và vợ hơn 17 tuổi
- Đứt gánh giữa đường vì không chuẩn bị trước khi du học
- Phong phú quà quê Nam Định
- Thay thế Công Phượng, Đức Chinh trở thành “thánh lừa” của đội tuyển Việt Nam
- Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
-
Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi hình rồng bay
-
Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
-
Lê hội ở Nam Định và các tỉnh thành cầu may mắn đầu xuân nhất định phải đi
-
Phở gia truyền nổi danh khắp bàn dân thiên hạ, từ Nam chí Bắc
-
Nam Định: Người đàn ông dùng gậy tấn công CSGT
-
Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
-
Giang hồ Nam Định bắt cóc nữ doanh nhân nhốt vào nhà hoang
-
Sở GTVT Nam Định: BOT Mỹ Lộc đã đặt đúng vị trí
-
Hải Hậu: Bi kịch đến từ bạo lực gia đình
-
Vụ thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định: Không khí tang thương bao trùm căn nhà nhỏ
-
NSND Nguyễn Quang Vinh được bổ nhiệm quyền Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn
-
Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
-
Huyện Ý Yên, Nam Định: Bờ sông Sắt đang bị lấn chiếm nghiêm trọng
-
Bé gái 5 tuổi lê la hè phố xin tiền ở Nam Định bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu
-
Nam Định: Câu hỏi lớn về chất lượng sau hàng loạt cột điện đổ bất thường