Những trận mưa dồn dập từ ngày 9/7 đến nay đã khiến những cánh đồng lúa vừa mới gieo cấy của tỉnh Nam Định bị nuốt chửng trong biển nước. Tính đến chiều ngày 17/7), đã có hơn 20.000ha lúa non mới cấy bị ngập úng.

Ruộng lúa non ở xã Trung Tiến ngập trắng 4 – 5 ngày dẫn đến hiện tượng dập nát thân lá
Ông Nguyễn Trí Thiện – Chủ tịch Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy, cho biết: Trong số hơn 13.000ha lúa mùa của hai huyện Giao Thủy và Xuân Trường, tuổi mạ còn khá non, đang trong giai đoạn bắt đầu bén rễ hồi xanh.
Nước nhấn chìm, sức sinh trưởng của mạ sẽ bị ảnh hưởng nặng. Nếu từ nay đến ngày 19/7 trời không có mưa, mở tối đa các cống tiêu (ở thời điểm chân triều thấp) để rút nước khỏi nội đồng thì còn hy vọng.
Còn nếu tiếp tục xuất hiện mưa chỉ cần với lưu lượng 60 – 70mm thì chắc chắn không thể cứu lúa được. Bởi từ ngày 19/7 trở đi là bước vào con nước mới, nước sông sẽ dâng cao, không thể mở cống để phục vụ tiêu úng trong nội đồng.
Mấy ngày qua, ông Lương Quang Thanh, nông dân xóm 6, xã Trung Tiến, huyện Xuân Trường bồn chồn như lửa đốt, bởi 6 sào lúa của gia đình mới cấy được 8 ngày thì có 5 ngày ngập trắng trong nước.
Khi nhổ lúa non để kiểm tra, lão nông này phát hiện thân và lá đã bị dập nát và ngả màu vàng vì thiếu diệp lục. Đáng buồn là trên đồng ruộng chưa thấy dấu hiệu mực nước sẽ rút trong 1 – 2 ngày tới.
Ông Thanh biết chắc hơn nửa mẫu ruộng của mình sẽ mất trắng nên đã lên thị trấn huyện để mua 5kg thóc giống về ngâm ủ, gieo cấy lại từ đầu.
“Khu ruộng của gia đình nhà tôi là vàn cao của địa phương rồi. Thế mà lúa còn bị ngập. Vậy thì có nhiều vùng phải ngập tới 30 – 40cm”, ông nói.
nguy cơ mất trắng rất cao.
Theo ông Nguyễn Đình Kính – Chủ tịch Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà: Đáng chú ý, tại các huyện Vụ Bản và Ý Yên, do diện tích mới gieo sạ chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60%) nên khi có mưa lớn, các công ty thủy nông rất vất vả vận hành công trình để bơm tiêu úng. Riêng chi phí tiền điện vận hành máy bơm tiêu trong những ngày qua, mỗi ngày công ty tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng.
Sau khi kiểm tra công tác phòng chống úng ngập cho lúa mùa tại Nam Định và Hà Nam, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng:
“Nam Định nói riêng và các tỉnh ĐBSH cần phải khuyến cáo bà con không tổ chức gieo sạ lúa mùa tại các vùng trũng, vùng khó điều tiết nước để giảm nguy cơ thiệt hại sản xuất.
Thực tế, có những địa phương ở huyện Thanh Liêm (Hà Nam) và Vụ Bản (Nam Định), nông dân phải gieo lại 3 – 4 lần trong một vụ mùa. Bên cạnh đó, các công ty cần túc trực tại các công trình thủy lợi 24/24 để phát hiện và giải quyết kịp thời sự cố, tìm mọi giải pháp để rút nước nội đồng cứu lúa.
Theo (nongnghiep.vn)
- Nam Định có món phở bò – Tinh hoa ẩm thực của người Thành Nam
- Độc đáo Trà Hòm Nam Định
- Làm thế nào để tránh ùn tắc chợ Viềng
- Phụ nữ Yên Phong giúp nhau giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
- Mua hòn đá vệ đường 50 ngàn, người đàn ông Nam Định được báu vật 5 tỷ
- Đình làng Quân Lợi xã Giao Tân Giao Thủy
- Cô gái Nam Định xinh đẹp, nhiều tài lẻ
-
Nam Định: Phát hiện sử dụng tài liệu, 2 thí sinh bị đình chỉ thi
-
Nam Định: Những kiến trúc Pháp còn sót lại …
-
Nhân chứng kể lại phút xe con bị container đè bẹp khiến 2 trưởng phòng trường sư phạm tử vong
-
Vụ đánh bạc tại Nam Định: Mâu thuẫn giữa lời nói của Trưởng Công an huyện Giao Thủy và nhân chứng
-
Hôm nay (26/2), khai hội đền Trần (Nam Định) Xuân Mậu Tuất 2018
-
Bánh cuốn làng Kênh xưa và nay
-
Dệt Nam Định xưa và nay
-
Nam Định nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi
-
Vụ nữ sinh lớp 10 tử vong dưới mương nước: Chuyển Công an tỉnh Nam Định điều tra
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Cầu Tân Phong thi công nhanh kỷ lục
-
Nhân viên dọn vệ sinh quê Nam Định dâm ô bé gái kêu oan tại tòa
-
Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
-
86 ngày đêm anh dũng của quân dân Thành Nam
-
Nam Định: Hoàn thiện thể chế công tác thanh tra xây dựng