Nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được các đối tượng gia công sản xuất, đóng gói dán tem nhãn rồi mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố.
Hơn 20.000 sản phẩm hàng giả bị thu giữ khi các đối tượng đang đóng gói dán nhãn. Ảnh: CSĐT
Ngày 3/7, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với nhóm đối tượng sản xuất hàng giả là thực phẩm và mỹ phẩm, gồm: Trịnh Xuân Quỳnh, Nguyễn Bá Tuấn (cùng SN 1999; cùng trú tại huyện Ý Yên, Nam Định); Nguyễn Thị Thêm (SN 1999; ở huyện Kiến Xương, Thái Bình) và Trần Đức Quân (SN 2002; ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Trước đó, khoảng 14 giờ 30 ngày 21/6, tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Công an huyện Đông Anh đã kiểm tra, phát hiện Nguyễn Bá Tuấn, Trần Đức Quân và Nguyễn Thị Thêm đang đóng gói một số loại hàng hóa…
Các đối tượng khai nhận hành vi làm giả hàng hóa, do Trịnh Xuân Quỳnh chỉ đạo dán nhãn vào sản phẩm và số hàng của Phạm Văn Chính (SN 1986; ở huyện Trực Ninh, Nam Định) mang đến.
Công an đã tạm giữ các sản phẩm gồm: Kem chống nắng, kem trang điểm mang nhãn hiệu NIEL, lăn khử mùi cơ thể mang nhãn hiệu Sción, thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang nhãn hiệu Đào Thi, thuốc giảm cân nhãn hiệu Baschi, sản phẩm “cần tây mật ong”, dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Ric Skin… và nhiều nhãn mác, vỏ hộp khác.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở trọ của Nguyễn Bá Tuấn tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, tổ công tác đã phát hiện, thu giữ 8 thùng sản phẩm “cần tây mật ong”, 45 chai dung dịch chưa dán nhãn hiệu.
Mở rộng điều tra, ngày 23/6, Công an huyện Đông Anh tiếp tục khám xét khẩn cấp nơi ở của Phạm Văn Chính, thuê tại thôn Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn. Tại thời điểm này, Phạm Văn Chính đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã thu giữ các sản phẩm mang nhãn hiệu Đào Thi, một số mỹ phẩm và các máy móc phục vụ việc sản xuất hàng giả. Tổng số hàng hóa thu giữ gồm trên 20.000 sản phẩm.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, Phạm Văn Chính thuê kho tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để sản xuất các loại hàng giả nói trên. Sau đó Chính đã thuê Trịnh Xuân Quỳnh, Nguyễn Bá Tuấn, Nguyễn Thị Thêm và Trần Đức Quân đóng gói hàng hóa có dán tem chống hàng giả, dán nhãn phụ, đóng hộp sản phẩm. Sau khi hàng hóa được đóng gói xong, Chính sẽ cho người đến chở đi tiêu thụ.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra mở rộng.
- Cô gái Nam Định nuôi cua đá như thú cưng: 2 lần thoát khỏi nồi đã thành cái duyên
- Kỳ Duyên tiết lộ về hành trình ‘vượt qua những ngày đen tối trong cuộc đời’
- Bạch Hoa công chúa và tục cúng cơm gạo đỏ, muối vừng
- Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu – Nam Trực Nam Định
- Cận cảnh bộ “móng tay quỷ” của người đàn ông ở Nam Định
- Bị chê không xứng với chồng, cô gái Nam Định giảm cân ngoạn mục
- Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam
-
Giao Thủy Nam Định: 30 năm đi hỏi giấy báo tử cho con
-
Đặc sản giò nóng 7 phút Nam Định
-
Thương binh bị hàm oan vì xét duyệt chế độ tắc trách
-
Làng cổ Nam Định đánh chuông đón Năm mới
-
Bánh xíu páo Nam Định: Ăn một lần là nhớ mãi!
-
Bánh khúc Thành Nam
-
Cứu hộ cá thể gấu chó tại Nam Định
-
Nguyên nhân đau lòng vụ con rể chém bố vợ tử vong ngày mùng 4 Tết
-
Hai mẹ con buôn ma túy chăng bẫy điện dây thép gai quanh nhà
-
Tập đoàn Hương Sen trao quà ngày tựu trường tại Nam Định
-
Nam Định: Du khách lo lắng về camera lắp đặt ở bãi biển Quất Lâm
-
Nam Định: Phát hiện xe vi phạm, phạt “nguội” chủ xe
-
Nam Định, miền quê giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống
-
Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Nam Định: Vạch trần nhiều hồ sơ giả
-
Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia