GD&TĐ – Đi thực tế khảo sát một số trường học ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, chúng tôi được tận mắt chứng kiến không gian trường học được quy hoạch mở rộng, không chỉ trên giấy, đất đã dành cho nhà trường, hình ảnh quy hoạch trường học bề thế, đạt chuẩn về diện tích… được in và treo công khai.
Xã hội hoá khéo- nhà trường có đất “vàng”
Thầy Đoàn Quang Vụ (Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, Nam Định) giới thiệu về một dãy phòng học đang được xây mới ở Trường THCS Thị trấn Nam Giang: “Việc xây mới phòng học, phòng bộ môn theo lộ trình. Trường học này hiện đang phải sử dụng một số phòng học trong công trình cũ vốn là của hợp tác xã cơ khí, mặc dù công trình xây chắc chắn đã tồn tại nhiều năm, nhưng chỉ sử dụng tạm, chờ xây xong công trình mới. Sắp tới, diện tích nhà trường sẽ được mở rộng ra tận ngoài mặt đường. Trong quy hoạch đã được phê duyệt, mai kia trường sẽ có đầy đủ các công trình, cả sân cho hoạt động thể chất… Xung quanh khu vực này, nhiều trường học cũng có thêm diện tích đất để mở rộng và xây mới, toàn là đất “vàng” trong thị trấn”.
Theo Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, công trình đang xây mới đúng quy chuẩn, bổ sung phòng học cho Trường THCS Thị trấn Nam Giang được thực hiện hoàn toàn bằng nguồn XHH.
“Để giải được bài toán đất cho trường học, chúng tôi đã có sáng kiến, kiên trì đến từng hộ dân để thuyết phục. Trong xây dựng cơ sở vật chất mới cho trường học, huyện và ngành GD địa phương đều xác định phải quy hoạch chỉnh chu. Vừa qua, Nam Trực mời Viện quy hoạch- kiến trúc về tận nơi làm quy hoạch trường học cho cả huyện. Trên tổng thể quy hoạch được phê duyệt, việc xây dựng sẽ chia ra thành các modul nhỏ để thực hiện. Từ quy hoạch lấy đất đến xây dựng cơ sở vật chất cho trường học đều được huyện và ngành GD Nam Trực phối hợp làm chặt chẽ. Quy hoạch nhà trường đều đã được thẩm định từ UBND huyện đến các ban, ngành cấp tỉnh kiểm tra”- Thầy Đoàn Quang Vụ chia sẻ.
Trưởng Phòng GD&ĐT Nam Trực bộc bạch, trong thời gian phụ trách GD địa phương này, thầy đã “đếm” trường học trong huyện xây mới được 255 phòng học và bằng quyết tâm đã lấy được 65.000 m2 đất cho các nhà trường.
“Đối với địa bàn Nam Trực đất chật người đông, lấy được số đất như thế cho trường học là cả một vấn đề. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ, đồng tình của GV, cán bộ quản lý các nhà trường, đặc biệt là người dân. Người dân thấy được việc dành đất cho trường học là đúng thì sẵn sàng ủng hộ”- Thầy Đoàn Quang Vụ bày tỏ quyết tâm có đất cho lộ trình quy hoạch, xây mới trường học.
100% các trường ở Nam Trực đã được thực hiện quy hoạch mặt bằng từ năm 2015 đến năm2020 và các năm tiếp theo, để xây dựng chiến lược về cơ sở vật chất.
Phục vụ cho đổi mới GD, trong 5 năm qua, toàn huyện đã xây dựng và đưa vào hoạt động 10 điểm trường mới; xây mới 255 phòng học, 13 phòng chức năng, 24 nhà vệ sinh, 10 nhà bếp, 4 nhà đa năng, 13 thư viện xanh. Tổng kinh phí đầu tư ước tính 235 tỷ đồng, trong đó 160 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và 75 tỷ đồng từ các nguồn XHH.
GD Nam Trực đã hoàn thành tiêu chí 5 và 14, góp phần cùng huyện hoàn thành xây dựng Chương trình nông thôn mới. 61 trường đạt chuẩn Quốc gia (14 trường mức 2), 37 trường đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
Từ quỹ đất đến quy hoạch chuẩn và XHH tốt
Sau khi đi thực tế khảo sát một số trường học ở cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS) của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, ông Phạm Hùng Anh (Cục trưởng Cục Cơ sở Vật chất, Bộ GD&ĐT) nhận xét: “Có một điểm ấn tượng đó là việc quy hoạch lại các trường học khá tốt. Đáng chú ý là các nhà trường ở địa phương này có được quy hoạch tổng thể, công khai mặt bằng trường học đã quy hoạch. Quan trọng nhất là địa phương đã bố trí được quỹ đất. Việc có được quỹ đất cho trường học hết sức quan trọng”.
“Ngày hôm nay trường có đất, có thể chưa có tiền xây mới, nhưng có đất là có điều kiện quan trọng nhất để về sau xây mới mở rộng nhà trường. Đặc biệt, khu vực thị trấn trong huyện tốc độ tăng dân số có thể sẽ nhanh hơn so với khu vực khác, các nhà trường đã “dành” được quỹ đất là điều đáng quý. Thêm điều quý nữa, qua khảo sát ngẫu nhiên 3 trường học, thấy rằng các công trình được xây mới đều chủ yếu làm từ kinh phí XHH” – Cục trưởng Cục Cơ sở Vật chất nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Uy (Trưởng Phòng Kế hoạch- Tài chính, Sở GD&ĐT Nam Định) chia sẻ với PV Báo GD&TĐ: “Những công trình trường học vừa hoàn thiện và đang được xây mới ở huyện Nam Trực có chất lượng tốt và đúng chuẩn. Mặc dù cơ sở vật chất các nhà trường trong huyện còn những điểm cần khắc phục, những tồn tại trước đây sẽ được quy hoạch lại và làm mới dần. Trong thời gian tới, việc xây dựng trường học ở Nam Định sẽ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Các cơ sở GD sẽ được quy hoạch, bổ sung nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
“Quan trọng nhất là trường học có đất để mở rộng, xây mới. Trường học lấy được đất rồi, có điều kiện tài chính đến đâu thì tiếp tục xây dựng đến đó, có thể làm cuốn chiếu, từ phòng học, phòng bộ môn, đến sân vườn, bãi tập… Việc xây mới trường lớp không thể một sớm một chiều, phải nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó đặc biệt cần XHH. XHH GD mạnh, 1, 2 năm có thể cũng chưa xây mới được hết, sẽ cần cả một quá trình. Nhưng đất dành cho trường học là vốn quý, lấy được đất mở rộng trường học là tương lai lâu dài của nhà trường, chứ không phải lấy đất xây trường cho trước mắt”- Ông Nguyễn Thanh Uy phân tích.
Theo ông Phạm Hùng Anh (Cục trưởng Cục Cơ sở Vật chất, Bộ GD&ĐT), việc xây dựng trường lớp phải dựa trên cơ sở quy hoạch, đã có quy hoạch tổng thể thì có tiền đến đâu làm đến đấy. Một số địa phương không có quy hoạch tổng thể từng trường học, các trường học trong từng khu vực, do đó có tình trạng hôm nay “xin” được ít tiền thì chọn đất xây ít phòng học, ngày mai “xin” được ít tiền nữa lại xây thêm vài phòng học. Đến khi “xin” đủ tiền, xây đủ các công trình trường lớp học nhưng nhìn vào không gian tổng thể lại không giống một ngôi trường. Có nơi, diện tích đất xây trường thì rộng, nhưng nhà trường có thể lại không có sân chơi, không có bãi tập…
Quy hoạch, xây dựng các nhà trường cần phải bám vào quy định của Thông tư 13 của Bộ GD&ĐT; quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tính toán đến quy mô dân số, tính cả hệ số dự phòng… Để đảm bảo các công trình trường học được quy hoạch, xây mới thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn cơ sở vật chất.
- Dạo quanh làng tơ Cổ Chất, Nam Định
- Chàng thủ khoa quê Nam Định bốc vác kiếm tiền học phí, hứa không yêu ai để học thành tài
- Đại sứ MOSWC 2017 Bùi Mạnh Tú: Tài không đợi tuổi
- Nữ giảng viên nóng bỏng ĐH Quốc gia: Sinh viên rất tò mò về tôi
- Hải Hậu: Nét độc đáo khác lạ
- Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định
- Hội Mở Xuân, nét đẹp văn hóa dân gian của người dân Nam Định
- Bão số 3: Nam Định, Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
- Nam Định: Tưng bừng lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Xuân Trường
- Nam Định: Gây ô nhiễm môi trường, bãi rác bị người dân ‘phong tỏa’
- Nổ xe tại Berlin – khủng bố hay tai nạn ?
- Xét xử lưu động cựu nhân viên cướp 2,2 tỉ đồng ở trạm thu phí Dầu Giây
- Nam Định: Thiếu nữ 14 tuổi bỏ nhà đi để lại lời nhắn “Đừng tìm nữa”
- Nam sinh viên đâm thấu ngực bạn vì nghi lấy điện thoại
- Bắt giam nguyên phát thanh viên lừa đảo tiền tỷ “chạy” trúng thầu thi công dự án
- Khám phá Việt Nam – Chùa Cổ Lễ Nam Định
- Ra mắt Vincom Shophouse Nam Định dự án siêu hấp dẫn
- Nam Định: Lễ hội truyền thống hoa- cây cảnh Vị Khê
- Sở GDĐT tỉnh Nam Định đã cử đoàn công tác về trường Mầm non B Trực Đại điều tra sự việc bé 4 tuổi bị buộc dây treo lên cửa sổ
- Khách nữ tố tài xế Uber đưa SĐT lên web khiêu dâm
- Công an Nam Định thông tin về 2 người ‘thôi miên’ lừa đảo ở chợ