Tấm lưng phồng rộp vì nắng, những giọt mồ hôi đầm đìa không ngừng chảy dài dưới lớp lớp trang phục bảo hộ giữa thời tiết lên đến 40 độ C, thời gian làm việc kéo dài suốt nhiều tiếng… đó là một phần vất vả mà những y bác sĩ nơi đầu chiến tuyến phải trải qua mỗi ngày.
Thời tiết bắt đầu bước sang giai đoạn nóng bức nhất trong năm, chỉ cần bước ra ngoài đường vào sáng sớm cũng đã cảm nhận được khí nóng đang dâng lên và sự ngột ngạt của thời tiết những ngày hè.
Nhiệt độ đo được ngày hôm nay trên cả nước đều tăng cao, có những địa phương lên đến hơn 40 độ C. Thậm chí có người đo nhiệt độ của những chiếc yên xe để dưới nắng lên đến gần 70 độ C khiến dân tình đồng loạt kêu trời.
Vậy mà, dưới cái nắng nóng gay gắt ấy, những “chiến sĩ áo trắng” nơi tâm dịch đang ngày ngày phải trùm kín đồ bảo hộ để làm việc suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Tại tâm dịch Bắc Giang – điểm nóng dịch bệnh của cả nước trong những ngày qua, đội ngũ y bác sĩ luôn phải làm việc liên tục với cường độ cao càng khiến cái oi nóng của thời tiết trở nên ngột ngạt và khó chịu hơn bao giờ hết. Những thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi để được cởi bỏ lớp áo bảo hộ cũng trở nên đáng giá hơn bao giờ hết.
Tất cả trở thành thách thức lớn đối với sức khỏe của đội ngũ y, bác sĩ nơi “tiền tuyến”. Dù sức khỏe có tốt đến đâu, dưới sức ép khổng lồ từ dịch bệnh từng ngày từng giờ đe dọa cũng đã khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi.
Thế nhưng, chưa ai trong số những “chiến sĩ áo trắng” nơi đây bỏ cuộc. Họ vẫn ở đó, vững vàng làm nên dáng hình đất nước ngẩng cao đầu giữa vòng xoáy một đại dịch bệnh.
Không chỉ tại tâm dịch Bắc Giang, tại những địa phương khác trong cả nước vẫn luôn có sự hiện hữu của các “thiên thần áo trắng”.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 được biết đến là 1 trong những bệnh viện đầu ngành đang tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là khu vực Khoa Cấp cứu của bệnh viện.
Vì đây là nơi trực tiếp tiếp xúc và điều trị cho bệnh nhân F0 với nguy cơ lây nhiễm cao, ca bệnh nặng nên những bác sĩ làm việc ở đây luôn trong tình trạng căng thẳng.
Mũ trùm, quần áo, kính bảo hộ, khẩu trang… dường như trở thành vật bất ly thân bất kể thời tiết của mỗi người khi bước vào “chiến trường” giành giật từng sinh mạng, từng hơi thở của người bệnh với đại dịch luôn cận kề.
Chứng kiến những hình ảnh trên, dù mới chỉ là phần nhỏ trong cuộc chiến khốc liệt của các y bác sĩ, nhân viên y tế nơi “tiền tuyến” nhưng chắc chắn khiến mỗi người chúng ta không khỏi xót xa.
Mong mỗi người trong chúng ta, dù là từ hành động nhỏ nhất, cũng hãy chung tay chống lại đại dịch. Để chúng ta ngày ngày không còn thức dậy với nỗi lo sợ bệnh dịch quẩn quanh. Để không còn thấy tấm lưng phồng rộp vì nắng, giấc ngủ vội chẳng lành… của những chiến sĩ áo trắng thầm lặng nơi tuyến đầu.
- Di tích đền Thượng Lao, đền Xối Thượng và hai vị Đại khoa đời Trần
- Xôn xao thương vụ mua bán “siêu cây” 8 tỷ, độc nhất Việt Nam có nguồn gốc Nam Định
- 6 món bánh dân dã “thử một lần là nhớ một đời” của Nam Định
- Chùm ảnh : Màu sắc của sự sống
- Khiếp đảm với chồng bát đũa trong 6 ngày Tết về nhà chồng
- Phố cổ Nam Định yên bình giữa những đổi thay của cuộc sống
- Điền Xá Nam Định: Thú chơi đại gia thua hết nông dân
- Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
- Bé trai nặng kỷ lục 6,1 kg chào đời ở Nam Định
- Hơn 410 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định
- Bánh bèo Nam Định
- Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
- Thanh niên mang 4 cá thể hổ con đi bán
- Bé gái Nam Định sống thực vật vì vừa đùa vừa ăn nhãn, BV Nhi Trung ương không thể chữa trị
- Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
- 10 Món ăn nổi tiếng tại Thành Nam nhắc đến là thèm.
- Huyện Ý Yên, Nam Định: Bờ sông Sắt đang bị lấn chiếm nghiêm trọng
- Chợ Rồng Nam Định
- Nhà Thờ Đổ Hải Lý – Có Thể Bạn Chưa Biết
- Nam Định: Xây dựng lực lượng biên phòng, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh
- Thai nhi 30 tuần đựng trong hộp nhựa
- “Chết yểu” một dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ