Lúc giá vàng còn thấp thì 2 tháng chị mua 3 chỉ. Hiện vàng lên cao thì mỗi tháng chị chỉ mua được 1 chỉ. Tính tới thời điểm này chị đã tích lũy được 5 cây vàng.
Vợ chồng chị Khánh anh Thụ quê gốc ở Ý Yên – Nam Định lên Hà Nội lập nghiệp đã được 6 năm. Do hoàn cảnh hai bên nội ngoại đều không có điều kiện nên trong cuộc sống anh chị luôn xác định tinh thần tự lực cánh sinh. Đồng thời, để đảm bảo tài chính luôn trong thế chủ động, anh chị đã lên kế hoạch chi tiết cho mọi khoản chi tiêu gia đình.
Chị Khánh làm công nhân trong một xưởng may với mức thu nhập 8 triệu/tháng. Chồng chị làm công nhân xây dựng có mức thu nhập trung bình 10 triệu/tháng. Hiện hai vợ chồng chị vẫn đang thuê nhà và nuôi 2 con nhỏ đang tuổi tới trường.
“Tổng thu nhập 18 triệu cho 4 người, trong đó nhà còn đi thuê, 2 con tuổi ăn học là khá eo hẹp nên bất cứ một khoản chi tiêu nào mình cũng đều phải cân nhắc thật kỹ. Thời gian đầu mới lên thành phố, hai vợ chồng mình thực sự đã rất đau đầu để cân đối tài chính.
Có những hôm mình với anh xã phải dành cả buổi tối để lên kế hoạch chi tiêu, chia từng khoản riêng một. Cái nào tiêu nhiều, cái nào tiêu ít, mỗi bữa chi bao nhiêu tiền là đủ mà vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con lại không quá tốn kém. Rồi mỗi lần nhà có việc, tiền nong chi tiêu đối nội đối ngoại thế nào, vợ chồng đều đưa ra quy định rõ ràng để thực hiện theo”, chị Khánh chia sẻ.

Ảnh minh họa.
Chi tiêu của nhà chị Khánh như sau:
Tiền nhà điện nước: 3.5 triệu
Do không có điều kiện nên vợ chồng chị Khánh chọn thuê nhà xa một chút, chấp nhận bố mẹ đi làm xa, ưu tiên gần trường học của 2 con. “Mình thuê 1 căn nhà cấp 4 ở ngoại thành với giá 3 triệu. Nhà có 2 phòng ngủ, 1 gian bếp nhỏ với 1 nhà vệ sinh. Tuy diện tích hơi nhỏ nhưng phù hợp với sinh hoạt của gia đình mình. Điện nước tính theo hộ dân. Một tháng cả tiền nhà, điện nước vào nữa hết khoảng 3.5 triệu. Mình hợp đồng thuê nhà theo năm cho ổn định hơn”.
Tiền ăn ga: 4.2 triệu
Trung bình mỗi ngày chị Khánh chi 130k tiền ăn cho cả nhà, chủ yếu là 2 bữa sáng tối. Chỉ ngày chủ nhật gia đình chị mới ăn bữa trưa ở nhà. Còn lại bữa trưa các ngày trong tuần, vợ chồng chị ăn trên công ty, các con chị học bán trú ăn tại trường.
Để tiết kiệm chi phí, hàng ngày chị luôn dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, hôm thì cơm rang, hôm cắm cơm nóng ăn với thức ăn còn thừa từ buổi tối hôm trước. Đặc biệt mỗi lần về quê, chị sẽ mua nhiều rau, củ, quả lên tích trong tủ lạnh để hàng ngày dùng dần.
Tiền học sữa của con: 2.4 triệu
Hai bé nhà chị Khánh đều đang học mầm non. Một bé 2 tuổi, một bé 5 tuổi. Để giảm tải tiền học phí, anh chị gửi các con vào trường công. Tiền học phí, ăn bán trú của mỗi bé hết 1.2 triệu, tiền sữa 5 trăm nghìn. Tới hè, anh chị tranh thủ gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm giúp 2 tháng như thế tiết kiệm được 1 khoản đáng kể mà các con chị cũng được thay đổi môi trường sinh hoạt.
Đối nội đối ngoại: 1 triệu
Khoản tiền này sẽ giao động, bù trừ cho nhau theo từng tháng. Nếu tháng nào không dùng tới, anh chị sẽ dồn vào khoản tích lũy dự phòng.
Xăng xe: 400k
Để tiết kiệm chi phí đi lại, chị Khánh lựa chọn đi xe buýt, mua vé tháng để đi làm. Chồng chị đi xe máy cho chủ động công việc.
Mua sắm may mặc: 500k
Cả hai vợ chồng chị Khánh đi làm công ty, mặc đồng phụ của công nhân, các con chị mặc đồng phục trường. Một tuần chỉ có 1 buổi mặc trang phục tự chọn nên chị rất hạn chế chi tiêu vào may mặc. Chị cho biết, thường chị mua sắm quần áo theo mùa. Mỗi mùa chị sẽ mua cho các con 3 bộ quần áo, vợ chồng chị 2 bộ, như thế là đủ.
Thuốc men: 1 triệu
Khoản tiền này có tháng dùng tới có tháng không. Nếu tháng nào không dùng tới, chị cũng sẽ dồn vào khoản tích lũy.
Tổng chi: 13 triệu
Tích lũy dự phòng: 5 triệu
Tổng chi phí cho mọi khoản của nhà chị Khánh là 13 triệu, khoản dư còn lại là 5 triệu, chị dành để mua vàng tích lũy. Thời gian trước khi vàng thấp thì 2 tháng chị mua 3 chỉ. Hiện vàng lên cao thì mỗi tháng chị chỉ mua được 1 chỉ. Tính tới thời điểm này chị đã tích lũy được 5 cây vàng.
Chị Khánh tâm sự: “Tuy khoản tích lũy này không phải quá nhiều so với nhiều gia đình khác nhưng cũng là một khoản phòng thân đề phòng lúc ốm đau, vợ chồng mình luôn chủ động được tài chính. Hai vợ chồng mình tính sẽ cố gắng làm ăn tích lũy thêm, khi có đủ tài chính thì về quê mua đất làm nhà chứ không có ý định mua nhà Hà Nội”, chị Khánh cho hay.
- Phở Bò Nam Định
- Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
- 9 điều mẹ dặn “đừng” yêu chàng trai Nam Định
- Phương Oanh – đi qua “Ngược chiều nước mắt“
- Tâm sự của nữ sinh Nam Định xinh đẹp từng theo bố đẩy xe rác khắp Hà Nội, bươn chải kiếm tiền ăn học
- Giao Thủy: Chung tay giúp đỡ bé gái bị căn bệnh Máu Trắng
- Múa bài bông: Loại hình nghệ thuật độc đáo thời Trần
-
Nam Định: Một bệnh nhân tử vong bất thường sau khi cắt a-mi-đan
-
Biển Quất Lâm hứng chịu bão cấp 9 đổ bộ
-
Một ngày ở đồng quê không muối Bạch Long
-
Xe đầu kéo chạy lùi, tông chết cô gái quê Nam Định trên đại lộ Thăng Long
-
Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
-
Nam Định: Hé lộ danh tính nghi phạm vụ cô gái tử vong dưới cống nước
-
Mâu thuẫn lúc đậu xe, thanh niên quê Nam Định lùi xe đâm chết người rồi bỏ trốn
-
Thiếu nữ 14 tuổi mất tích: Nghi ngờ xâm hại tình dục
-
Nữ công nhân quê Nam Định tử vong sau tai nạn giao thông ở Đài Loan
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Nhộn nhịp làng trồng đào tết lớn nhất Nam Định
-
Thông tin mới về vụ thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định
-
Nam sinh lớp 11 ở Nam Định chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời
-
Nam Định: “Lộ diện” những vi phạm tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trực?
-
Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về